1. Có cần buông bỏ công việc để tu hành tránh đại nạn?

Câu hỏi: Ngày nay có quá nhiều tai nạn; xin hỏi đệ tử và người nhà nên tiếp tục làm việc, học tập; hay là nên buông bỏ tất cả, bắt đầu niệm Phật tu hành?

Buông bỏ là buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không phải buông bỏ công việc. Đặc biệt là pháp môn niệm Phật, pháp môn này thuận tiện, có thể tùy thuận mọi công việc, không có trở ngại. 

Chúng ta đang làm việc, trong tâm vẫn giữ câu Phật hiệu. Nếu như công việc của chúng ta cần phải động não tư duy suy nghĩ, thì khi chúng ta làm việc hãy buông câu Phật hiệu xuống, chuyên tâm vào công việc. Làm xong công việc, lại đề khởi câu Phật hiệu, vậy thì tốt rồi. Dù sao thời gian làm việc cũng không quá dài, thời gian niệm Phật thì rất dài.

Niệm Phật quan trọng nhất là ở trong tâm thật sự có Phật, vậy mới hữu dụng. Trong miệng có Phật, trong tâm không có Phật, vậy thì rất khó có cảm ứng đạo giao. Trong Kinh thường nói: “Một niệm tương ưng - một niệm Phật. Niệm niệm tương ưng - niệm niệm Phật”. Tương ưng chính là ở trong tâm thật sự có Phật. 

Nam Mô A Di Đà Phật Học Phật vấn đáp - Hòa Thượng Tịnh Không - Buông bỏ là buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không phải buông bỏ công việc. Pháp môn niệm Phật rất thuận tiện, có thể tùy thuận mọi công việc, không có trở ngại. Ngày nay có quá nhiều tai nạn; nên tiếp tục làm việc, học tập; hay nên buông bỏ tất cả, bắt đầu niệm Phật tu hành? Đang làm việc, trong tâm vẫn giữ câu Phật hiệu. Nếu cần phải động não suy nghĩ, thì buông câu Phật hiệu xuống, chuyên tâm vào công việc. Làm xong công việc, lại đề khởi câu Phật hiệu lên. Dù sao thời gian làm việc cũng không quá dài, thời gian niệm Phật thì rất dài. Niệm Phật An Vui niemphatanvui.vn

Đặc biệt là hiện nay tai nạn quá nhiều, loại tai nạn như thế này đều là nhắc nhở chúng ta, cảnh giác chúng ta, nhất định phải nghiêm túc nỗ lực học Phật, cầu sinh Tịnh Độ, không nên tham sống ở thế gian này nữa, hãy nhất tâm cầu sinh Tịnh Độ. Ở thế gian này có thể sống thêm mấy ngày, chúng ta cũng không cần bận tậm đến vấn đề này, nhiều hơn hay ít đi một ngày đều không sao cả, chuẩn bị vãng sinh ở bất cứ thời khắc nào. Có tâm thái như vậy là tốt. Ấn Tổ năm xưa tại thế đã dạy chúng ta như vậy, quan phòng của Ngài, Phật đường của Ngài không lớn lắm, ở phía sau tượng Phật, Ngài viết lên một chữ "Tử" rất lớn. Mỗi ngày đều nghĩ ngày mai ta phải chết rồi, vẫn còn có thứ gì chưa buông bỏ được? Ngài chân thật buông bỏ. Phương pháp này rất tốt! Thời thời khắc khắc cảnh giác chúng ta thì tự nhiên bất cứ thứ gì đều có thể buông bỏ, vậy thì nhất định vãng sinh Tịnh độ. Chúng ta phải nên học theo. Nghĩ đến lúc chết, có thứ gì bạn có thể mang theo được chứ? Sinh không mang đến, chết không mang đi, bạn vẫn còn có thứ gì không thể buông bỏ vậy? Buông bỏ rồi thì tâm sẽ thanh tịnh, tâm được định rồi, định sẽ sinh trí huệ. Đây là thật, không phải là giả. 

Nam Mô A Di Đà Phật Học Phật vấn đáp - Hòa Thượng Tịnh Không Ở thế gian này có thể sống thêm mấy ngày, không cần bận tậm vấn đề này, nhiều hơn hay ít đi một ngày đều không sao cả, chuẩn bị vãng sinh ở bất cứ thời khắc nào. Nghĩ đến lúc chết, có thứ gì bạn có thể mang theo? Sinh không mang đến, chết không mang đi, bạn vẫn còn có thứ gì không thể buông bỏ vậy? Buông bỏ rồi thì tâm sẽ thanh tịnh, tâm được định rồi, định sẽ sinh trí huệ. Niệm Phật An Vui niemphatanvui.vn

2. Cắm gốc nhân cách bằng Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp

Câu hỏi: Có đồng tu đem thời khóa đọc tụng buổi tối chuyển sang đọc Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp, sau đó niệm thêm hai ngàn câu Phật hiệu, xin hỏi vậy có như pháp không ạ?

Có thể được, thế nhưng tôi nghĩ làm như vậy trong hai năm thì được rồi, nền móng của bạn được vững chắc rồi. Sau hai năm thì không cần phải đọc những kinh điển này nữa, hãy đọc Kinh Vô Lượng Thọ hoặc đọc Kinh A Di Đà, khôi phục lại nghi thức khóa tụng sáng tối của nhà Phật thì rất tốt. Trong hai năm này hãy chuyên tu Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp. Đây là ba nền tảng của Nho, Thích, Đạo, thời gian hai năm dùng để cắm gốc thì nhất định chuẩn xác.

3. Nên nhắm mắt hay mở mắt khi niệm Phật?

Câu hỏi: Xin hỏi lúc tĩnh tọa nên nhắm mắt hay là mở mắt niệm Phật? Cách nào tốt hơn ạ?

Thông thường niệm Phật thì không phải là mở mắt, cũng không phải là nhắm mắt. Mở mắt thì dễ nhìn thấy này thấy nọ, dễ bị cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng; còn nhắm mắt thì lại ngủ gật. Vì vậy đại đức xưa dạy cho chúng ta một phương pháp, chỉ mở mắt ba phần. Nhìn thấy được gì? Nhìn thấy phía trước mắt chúng ta. Khi chúng ta niệm Phật thì gọi là “mắt nhìn mũi, mũi quán tâm”, không nhìn bên ngoài, chỉ mở mắt he hé chút thôi, nhìn thấy đầu mũi của mình, hoặc nhìn vào lòng bàn tay. Như vậy khi niệm Phật sẽ dễ nhiếp tâm, các vị cứ làm thử xem sao.

4. Làm thế nào để giảm bớt vọng niệm trong khi tụng kinh?

Câu hỏi: Lúc tụng kinh vọng tưởng tạp niệm rất nhiều, làm thế nào giảm bớt vọng niệm, để công phu tụng kinh đắc lực có hiệu quả?

Nếu như lạy Phật trước khi tụng kinh, lạy 48 lạy, lạy 100 lạy, cầu Phật lực gia trì, tôi tin rằng sẽ có hiệu quả. Sau khi lạy xong 100 lạy, tâm định rồi hãy tụng kinh, lúc này sẽ thấy khác.

5. Mang theo máy niệm Phật, bùa hộ thân hình Phật vào nhà vệ sinh có phải là tạo tội không?

Câu hỏi: Xã hội hiện nay lưu hành rất nhiều máy niệm Phật có ảnh Phật, bùa hộ thân có ảnh Phật...đều luôn mang theo bên người, để trong quần áo, nếu như khi vào nhà vệ sinh cũng mang theo, liệu như vậy có phải là không tôn trọng Phật, tạo tội nghiệp không?

Chuyện này phải xem tình huống lúc đó của chúng ta, nói tóm lại, dùng tâm cung kính thì không có vấn đề, bạn mang vào nhà vệ sinh cũng không sao. Tại sao vậy? Ví dụ như ở sân bay, không thuận tiện, bạn không có người đi cùng, nếu bạn để ở ngoài thì sẽ có người lấy đi, lúc này thì có thể. Nếu bạn có người đi cùng, có hai, ba người đi cùng thì bạn giao cho người đi cùng, bạn vào nhà vệ sinh, vậy là đúng rồi. Nếu không có người đi cùng, chỉ một mình đi du lịch thì được. Phật là giảng đạo lý, thông tình đạt lý, sẽ không trách bạn.

Nam Mô A Di Đà Phật Học Phật vấn đáp - Hòa Thượng Tịnh Không Chuyện này phải xem tình huống lúc đó, nói tóm lại, dùng tâm cung kính thì không có vấn đề, bạn mang vào nhà vệ sinh cũng không sao. Ví dụ ở sân bay, không thuận tiện, nếu có người đi cùng, thì bạn giao cho họ, bạn vào nhà vệ sinh. Nếu không có người đi cùng, lúc này thì có thể mang theo vào. Phật là giảng đạo lý, thông tình đạt lý, sẽ không trách bạn. Máy niệm Phật, bùa hộ thân có ảnh Phật... mang bên người, để trong quần áo, nếu vào nhà vệ sinh cũng mang theo, liệu có phải là không tôn trọng Phật, tạo tội nghiệp không? Niệm Phật An Vui niemphatanvui.vn

6. Mặc quần áo ngủ khi thời khóa ở nhà có được không?

Câu hỏi: Lúc bình thường, con ở nhà ăn mặc tùy tiện. Nếu công phu thời khóa tối, con mặc quần áo ở nhà bình thường, thậm chí là quần áo ngủ thì có như pháp không? 

Không như pháp. Hết thảy đều phải từ trong cung kính mà cầu, điều này các vị phải chú ý đến, hết thảy đều là cung kính. Khi nhà có khách, bạn còn phải mặc quần áo lịch sự để tiếp khách, huống chi chúng ta đối diện với Phật Bồ-tát, đối diện với quỷ thần? Luôn phải biết lễ phép, điều này không được lơ là. Có thể mặc áo hải thanh, đây là tốt nhất. Nếu không mặc áo hải thanh, chúng ta mặc quần áo bình thường cũng được. Ít nhất cũng phải là quần áo bình thường khi tiếp khách. Nếu mặc quần áo ngủ thì không được, đây là rất không lễ phép.