Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo

Chúng ta học Phật với mục đích gì? Chư Phật Như Lai giáo hóa chúng sanh với mục đích gì? Chúng ta cần phải sáng tỏ.

Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáoPhật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo
Nghe trực tuyến
Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo
Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo
0:00
0:00
Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo

Hiểu rõ danh từ “Phật, Bồ-tát”

Nếu như học Phật mà ngay cả vì sao gọi là Phật, vì sao gọi là Bồ-tát đều hiểu không rõ ràng, như vậy làm sao có thể nói là không mê tín chứ?

Danh từ “Phật, Bồ-tát” là tiếng Ấn Độ, đại sư dịch kinh cổ đại vẫn giữ nguyên âm gốc của tiếng Phạn, dùng âm dịch. Điều này ở trong quy tắc dịch kinh thuộc vào loại tôn trọng không dịch. Không phải không dịch được, mà là tôn trọng đối với cách xưng hô này nên dùng âm gốc của nó. Ý nghĩa tương đồng với thánh nhân, hiền nhân mà người Trung Quốc gọi. Phật là thánh nhân, Bồ-tát là hiền nhân. 

Vì sao gọi là thánh? Trong từ điển Trung Quốc giải thích:

  • Đối với lý sự, nhân quả của vũ trụ nhân sinh thông đạt hiểu rõ thì người này được gọi là “thánh nhân”. 
  • Người học tập theo thánh nhân, làm học trò của thánh nhân, một lòng một dạ muốn học thánh nhân thì người này được gọi là “hiền nhân”. 

Trong kinh điển Phật pháp giải thích:

  • “Phật” phiên dịch là bậc trí, bậc giác. Trí là trí tuệ. Trí tuệ đạt đến cứu cánh viên mãn, đối với tất cả pháp thế xuất thế gian thảy đều giác ngộ, thảy đều sáng tỏ thì người này chúng ta tôn xưng họ là “Phật Đà”. (Giác ngộ tức là không mê hoặc)
  • Học Phật Đà, làm đệ tử của Phật Đà, một lòng một dạ tu học, cầu trí tuệ, cầu giác ngộ, người như vậy được tôn xưng là “Bồ-tát”. 

Vì vậy, chúng ta không nên xem và ứng xử với Phật Bồ-tát như thần tiên, vậy là sai rồi! Thần tiên so với Phật Bồ-tát còn phải ở dưới một cấp. Thần có thiên thần, chúng ta xem thấy trong kinh Phật, thiên thần Sắc Giới, thiên thần Vô Sắc Giới, ở trong đây gồm cả Đại Phạm Thiên Vương, Ma Hê Thủ La Thiên Vương, họ thống lĩnh tam thiên đại thiên thế giới, là học trò tại gia của Phật Bồ-tát, phát nguyện hộ trì Phật pháp. Đây là điều chúng ta phải nhận biết rõ ràng, Phật Bồ-tát không phải thần tiên.

Chúng ta không nên học làm thần tiên, học làm thần tiên là hỏng rồi, vẫn phải ở trong lục đạo luân hồi, chưa thể ra khỏi được. Chúng ta phải học chư Phật Bồ-tát, trí tuệ chân thật, trí tuệ vô lượng, vậy là đúng rồi. 

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 117)

Chỉ có trí tuệ chân thật mới giải quyết được vấn đề

Vấn đề trong thế gian này của chúng ta rất phức tạp, điều này mọi người đều biết. Trên trời cũng có vấn đề. Chúng ta thường tán thán Ngọc Hoàng Đại Đế, rất nhiều tôn giáo tôn xưng ông là Thượng Đế, trong kinh Phật gọi là Đao Lợi Thiên Chủ. Họ cũng có phiền phức, cũng có oan gia, A-tu-la thường hay đến kiếm chuyện gây sự, khiến cho cung trời cũng không yên ổn. Quí vị đã xem “Tây Du Ký”, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung. Tôn Ngộ Không chưa chắc đã náo thiên cung, nhưng vua A-tu-la thường hay đại náo thiên cung. Đây là sự thật chứ không phải giả. Điều này nói rõ, trên trời cũng không thái bình, làm vua trời cũng không có gì là ghê gớm. 

Nói tóm lại, những điều này thuật ngữ hiện nay của chúng ta còn gọi là vấn đề xã hội. Trên trời, nhân gian, quỷ thần cũng đều có vấn đề xã hội. Chúng ta ngày nay thấy rất rõ ràng, những vấn đề xã hội này rất khó giải quyết.

Chiến tranh, bất đồng trong xã hội
Chiến tranh, mâu thuẫn bất đồng trong xã hội.

Chính trị không giải quyết nổi, cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta biểu hiện từ bỏ địa vị quốc vương. Thích Ca Mâu Ni Phật là vương tử, vấn đề xã hội nếu chính trị giải quyết được, Ngài làm quốc vương thì vấn đề chẳng phải được giải quyết rồi sao? Tại sao phải từ bỏ vương vị chứ? Chứng tỏ vấn đề này chính trị không thể giải quyết. 

Vũ lực có giải quyết được không? Cũng không được. Chúng ta xem thấy ở trong truyện ký của Thích Ca Mâu Ni Phật, Thế Tôn võ nghệ siêu quần, Ngài có thể làm tướng quân, có thể làm thống soái. Vũ lực không thể giải quyết, nên Ngài cũng từ bỏ nó luôn, Ngài cũng không làm tướng quân, cũng không làm thống soái. 

Nói thêm với quý vị, kinh tế không thể giải quyết, điều này quý vị nhìn thấy rất rõ ràng. Khoa học kỹ thuật cũng không thể giải quyết. Không những không thể giải quyết, mà mặt trái của khoa học kỹ thuật sẽ đem lại đại kiếp nạn cho nhân loại.

Hình bom nguyên tử nổ, mặt trái của khoa học kỹ thuật sẽ đem lại đại kiếp nạn cho nhân loại
Nếu bùng nổ chiến tranh hạt nhân thì văn minh nhân loại sẽ bị hủy diệt.

Ngày nay quý vị đều hiểu được, chiến tranh không bùng nổ thì thôi, nếu bùng nổ thì sẽ là chiến tranh hạt nhân. Có rất nhiều người đều nói, chiến tranh thế giới thứ ba là cuộc chiến tranh chung kết trong lịch sử nhân loại. Tức là nói, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh này thì thế gian sẽ không còn chiến tranh nữa. Tại sao vậy? Toàn bộ bị hủy diệt hết. Văn minh khoa học kỹ thuật khó nhọc vất vả trong hai - ba trăm năm này sẽ bị chiến tranh hạt nhân hủy diệt toàn bộ, nhân loại lại phải quay về đời sống nguyên thủy. Đây là khoa học kỹ thuật không thể giải quyết vấn đề.

Cái gì có thể giải quyết vấn đề?
Giáo dục. Cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật từ bỏ hết tất cả, cả đời theo đuổi vào công tác giáo dục xã hội. 

Chúng ta phải hiểu thật rõ, Thích Ca Mâu Ni Phật là người thế nào vậy? Là nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, giống như Khổng Lão Phu Tử, đáng được người tôn kính, đáng được quỷ thần tôn kính, thiên vương đều tôn kính.

Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa,
giống như Khổng Lão Phu Tử.

Chúng ta thường hay xem thấy ở trong kinh, Phật được người tôn xưng là “thiên nhân sư”, là thầy dẫn đường của nhân gian và trời, dùng trí tuệ chân thật chỉ dạy chúng ta biết chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Sau khi hiểu rõ chân tướng thì vấn đề tự nhiên sẽ được giải quyết. 

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 117)

Xã hội an định, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc chắc chắn phải dựa vào giáo dục 

Người toàn thế giới đều hô hào hòa bình, hô hào mấy ngàn năm, mấy vạn năm mà hòa bình không thể thực tiễn. Do nguyên nhân gì? Không thể nào bình đẳng đối đãi. Việc này phải dựa vào giáo dục. Đây chân thật là giáo dục Thánh Hiền. 

Ở thế gian này, người sang phải giúp đỡ người hèn (người địa vị thấp); người giàu phải giúp đỡ người nghèo; nước lớn phải giúp đỡ nước nhỏ; nước mạnh phải giúp đỡ nước yếu thì thế giới mới có hòa bình. Tôi lớn, anh nhỏ, anh phải tôn trọng tôi, tôi xem thường anh thì làm gì có hòa bình an định? 

Cho nên, hai chữ “hòa bình” này, “hòa” là quả, “bình” là nhân, không có bình đẳng thì làm gì có hòa thuận. Phật nói pháp thường hay đem “quả” đặt ở phía trước, “nhân” đặt ở phía sau, vì sao vậy? Người thế gian xem trọng quả. “Quả ắt có nhân”, phải hiểu được đạo lý này.

Không chỉ người với người phải bình đẳng, mà người với tất cả động vật phải bình đẳng, người với cây cối hoa cỏ cũng phải bình đẳng, giữa thiên địa mới có một mảng tường hòa. Cái này không có giáo dục Thánh Hiền thì ai có thể hiểu được? Cho nên, giáo dục quan trọng đến như vậy!

Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên

Đối với người lãnh đạo quốc gia, nắm trong tay chính quyền, việc gì là quan trọng nhất?
Giáo học. Chỉ cần đem giáo dục làm cho tốt, chắc chắn xã hội an định, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc. Người tiếp nhận giáo dục thì biến hóa khí chất, hóa ác thành thiện, hóa mê thành ngộ, hóa phàm thành Thánh, giáo dục này thu được thành quả.

Trong giáo học, quan trọng nhất là giáo dục gia đình

Làm cha mẹ có trách nhiệm, có chân thật yêu thương con cái, phải xem họ có khéo dạy bảo con cái hay không. Làm thế nào dạy bảo?
Chính mình khởi tâm động niệm, nhất cử nhất động phải làm ra tấm gương tốt cho con cái. Con cái ngày ngày nhìn vào cha mẹ, nhất cử nhất động của cha mẹ ảnh hưởng thân tâm của chúng. 

Người mẹ dạy âu yếm đọc sách cho em bé sơ sinh nghe
Khởi tâm động niệm, nhất cử nhất động, cha mẹ phải làm ra tấm gương tốt cho con cái xem ngay từ khi còn rất nhỏ.

Bắt đầu giáo dục con cái từ khi nào?
Bắt đầu từ thai giáo. Khi mẫu thân mang thai thì không thể khởi vọng tưởng, tâm địa phải thanh tịnh. Việc này ảnh hưởng rất lớn đối với thân tâm của trẻ nhỏ. Nếu như mẫu thân mang thai thường hay khởi tức giận, trẻ nhỏ này về sau liền biến thành trẻ nhỏ có vấn đề. Khi mang thai, nếu như mẫu thân tràn đầy yêu thương, trẻ nhỏ này tương lai là người nhân từ. Ẩm thực cử chỉ đều phải lưu ý, không nên phóng túng, ảnh hưởng thai nhi. Sau khi trẻ nhỏ sanh ra, chính mình càng phải nghiêm khắc câu thúc chính mình, làm tấm gương tốt cho trẻ nhỏ. Đây gọi là chân thật yêu thương con cái. 

Người trẻ tuổi hiện tại không có người hiểu được những sự việc này, không chỉ chúng không hiểu, cha mẹ của chúng cũng không hiểu, có thể đến ông nội bà nội của chúng cũng không hiểu, đại khái có thể hiểu là ông bà cố nội trở lên. Đây là hiện tượng rất đáng buồn.

Nguyên nhân của tai nạn và động loạn trên thế giới

Ngày nay giáo dục gia đình không còn, con cái không nghe lời cha mẹ, học trò không nghe lời của lão sư, nhân công không nghe lời của ông chủ, nhân dân không nghe lời chính phủ, bạn nói xem việc này có phiền phức hay không? Vấn đề này nghiêm trọng đến cỡ nào. Giáo dục trường học cùng luân lý đạo đức tách rời. Giáo dục xã hội, các vị xem qua báo chí tạp chí ngày nay, tin tức phát thanh đường truyền, trong đó là những gì? Bạn liền biết được trên thế giới tại vì sao có thể có nhiều tai nạn đến như vậy, vốn có nguyên nhân.

Đưa tôn giáo trở về với giáo dục “đa nguyên văn hóa”

Sau cùng chúng ta xem giáo dục tôn giáo còn có thể cứu hay không. Nếu như giáo dục tôn giáo cũng không thể cứu, thế giới ngày tàn liền sắp đến. Chúng ta xem thấy, tôn giáo hiện tại phần nhiều đều rơi vào hình thức, những nghi thức tôn giáo. Nếu như tôn giáo không còn giáo dục, chỉ có nghi thức, tôn giáo này là thuộc về mê tín. 

Chúng ta ngày ngày đi bái thần, thần dạy chúng ta cái gì? Không hề biết, chỉ biết thần có quyền uy rất lớn, ta phải nịnh bợ họ, họ tốt đối với ta. Nếu ta đắc tội với họ, họ trừng phạt ta. Đây gọi là mê tín. 

Thần không phải là ý nghĩa này, thần tuyệt đối không cần người nịnh bợ họ. Những thần thánh này dạy chúng ta làm thế nào làm người. Không luận kinh điển của tôn giáo nào, tôi đều xem qua, thần thánh đều dạy cho chúng ta hiếu thuận cha mẹ. Ngay Ki-Tô giáo đều không ngoại lệ, bạn đi xem Thánh Kinh, chúng ta không hiếu thuận cha mẹ, chúng ta đối với hàng xóm bạn bè không có thiện tâm, thần minh đều cho rằng đây là hành vi cực ác. Cho nên tôi thường nói, Phật giáo là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Lại xem qua bất cứ tôn giáo nào, chúng ta đọc kinh điển của họ, lại chẳng phải là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa hay sao? 

Hòa Thượng Tịnh Không cúi đầu trước tượng Đức mẹ Maria
Không luận kinh điển của tôn giáo nào, thần thánh đều dạy cho chúng ta hiếu thuận cha mẹ.

Cái gì gọi là “đa nguyên văn hóa”?
Chính là những thần thánh dạy người chắc chắn không phân quốc gia, không phân chủng tộc, không phân tôn giáo, đây gọi là đa nguyên văn hóa. Nội dung giáo học của họ bác đại tinh thâm, bao gồm tất cả. Chúng ta phải dụng tâm đi thể hội, phải chăm chỉ mà học tập.

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 219)

Phương pháp an định xã hội

Ngày nay, chúng ta yêu cầu xã hội này từ chỗ cực đoan không ổn định phải có thể quay đầu đến an định. Có phương pháp gì? 

Hiện tại phương pháp thật có. Nếu như vào thời xưa mà diễn biến thành cục diện này ngày nay, Thượng Đế, thần tiên đến đều không có cách gì, đều không thể cứu. 

Hòa Thượng Tịnh Không ngồi trước camera giảng kinh dạy học
Hòa Thượng Tịnh Không mỗi ngày giảng kinh dạy học bốn tiếng đồng hồ, truyền phát trên toàn thế giới thông qua mạng internet và truyền hình vệ tinh. Số lượng thính chúng rất đông, người xem được nhiều lợi ích, phá mê khai ngộ, chuyển khổ thành vui.

Hiện tại chúng ta có thể dùng khoa học kỹ thuật cao để truyền phát giáo học, mời người chân thật có học vấn, có đạo đức, những thiện tri thức này đáng được đại chúng xã hội sùng kính, mỗi ngày vì người toàn thế giới giảng hai giờ đồng hồ. Mỗi ngày lên lớp giảng đạo nói kinh cùng mọi người, để mọi người tỉnh ngộ ra, buông bỏ tự tư tự lợi, buông bỏ truy cầu danh vọng lợi dưỡng, truy cầu hưởng thụ năm dục sáu trần, buông bỏ tham-sân-si-mạn, học Phật Bồ-tát, học Thánh Hiền nhân, học người tốt, để cứu vãn kiếp vận của thế giới này. Đây là sự việc có thể làm đến được, chính ngay người có tâm đi làm.

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 219)

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo
Hòa Thượng Tịnh Không

Hòa Thượng Tịnh Không

Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 (Trích từ tập 117, 219)

Khai thị trọng yếu
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ
Copy link
Copy link
Cỡ chữ
Bài viết cùng chủ đề
Khai thị trọng yếu
Bài viết khác
Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh KhôngTâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không
Giáo dục đời sống

Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không

Tâm đắc cả đời học Phật của tôi chính là hai mươi chữ này. Cả đời tôi hành chính là hai mươi chữ này, khuyên người khác cũng là hai mươi chữ này.

Nhận thức nguồn gốc của bệnh tậtNhận thức nguồn gốc của bệnh tật
Giáo dục đời sống

Nhận thức nguồn gốc của bệnh tật

Tất cả pháp là hết thảy các hiện tượng trong vũ trụ, từ đâu mà đến vậy? “Tâm hiện thức biến”. Vì vậy, căn nguyên của hết thảy bệnh tật đều bắt nguồn từ tâm. Chỉ cần điều trị tâm cho tốt thì tất cả phương pháp đều điều trị được tốt.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)

Người ta phải thường xét nghĩ đến hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến. Phúc hay họa đều là do mình. Đạo trời chính là luật nhân quả.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, đừng khinh điều ác nhỏ mà làm. Nếu làm được như vậy, nhất định sẽ cải đổi vận mệnh.

Căn nguyên và phương pháp điều trị trăm bệnh (Phần 1)Căn nguyên và phương pháp điều trị trăm bệnh (Phần 1)
Giáo dục đời sống

Căn nguyên và phương pháp điều trị trăm bệnh (Phần 1)

Căn nguyên của bệnh tật là làm ác. “Siêng làm các việc lành” là phương thuốc để chữa bệnh. Thế nên trị tâm chính là phòng bệnh. Thầy thuốc thông thường là đợi khi mắc bệnh rồi thì mới chữa trị. Thầy thuốc giỏi là khi chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh.

Chia sẻ bài viết với mọi người
Sao chép đường link