Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không

Tâm đắc cả đời học Phật của tôi chính là hai mươi chữ này. Cả đời tôi hành chính là hai mươi chữ này, khuyên người khác cũng là hai mươi chữ này.

Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh KhôngTâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không
Nghe trực tuyến
Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không
Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không
0:00
0:00
https://dl.dropboxusercontent.com/scl/fi/t88w9py1uu87jdmhmxlnp/tam-dac-ca-doi-hoc-phat-cua-hoa-thuong-tinh-khong-audio.mp3?rlkey=7bndsxing77e650cvhtraztiw&st=u9vkc9zm&dl=1
Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không

Chúng ta học Phật là học cái gì?

Tổng kết sự giáo huấn của Phật Đà, tôi đã viết 20 chữ, mọi người đều rất quen thuộc. 

Mười chữ đầu tiên, Phật tâm là chân tâm:
Chân thành, Thanh tịnh, Bình đẳng, Chánh giác, Từ bi.
Nếu như có cái tâm này thì cùng với chư Phật Như Lai không sai không khác. 

Đối người, đối việc thì:
Nhìn thấu, Buông xả, Tự tại, Tùy duyên, Niệm Phật. 

Mười chữ của năm câu trước là thuần tịnh, mười chữ của năm câu sau là thuần thiện. Tâm thuần tịnh, hạnh thuần thiện, người này đã thành Phật rồi, cho nên quy nạp lại thành bốn chữ “thuần tịnh thuần thiện”.

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 262)
Nam Mô A Di Đà Phật. Chân Thành Thanh Tịnh Bình Đẳng Chánh Giác Từ Bi. Nhìn Thấu Buông Xả Tự Tại Tùy Duyên Niệm Phật

Cái gì gọi là tu hành? 

Trải sự luyện tâm, trải qua những sự việc này, ở chỗ này mà luyện tâm. 

Luyện tâm thanh tịnh, luyện tâm bình đẳng, luyện tâm chánh giác, luyện tâm từ bi; đem cái hư ngụy ô nhiễm, không bình đẳng, mê hoặc, tự tư tự lợi, những tư tưởng kiến giải sai lầm ngày trước của mình, tất cả đều đem nó vứt bỏ đi; thành tựu bản thân mình chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Đây gọi là tu hành.

Chúng ta phải chăm chỉ, nỗ lực luyện tập. Đặc biệt là tăng cường sự tu tập đức hạnh, ở trong tất cả hoàn cảnh đều phải chịu đựng được mọi sự thử thách:

  • Trong thuận cảnh, nhất định không khởi tâm tham.
  • Trong nghịch cảnh, nhất định không khởi tâm chán ghét.

Trong tất cả cảnh duyên thuận nghịch, thiện ác, tu cái gì? Tôi xin cống hiến cho các vị, tu chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; được biểu hiện ở trong cuộc sống hằng ngày, nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, nhất tâm niệm Phật, làm tấm gương cho người khác xem.

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 255)

Thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày

Làm việc, đối nhân xử thế tiếp vật, chúng ta phải dùng tâm chân thành, phải dùng tâm thanh tịnh.

Chân thành thì chắc chắn không có hư ngụy, hư giả. Thanh tịnh thì chắc chắn không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Có chấp trước thì không thanh tịnh, có phân biệt thì không bình đẳng, có vọng tưởng thì không chân thành. Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng chính là thảy đều đoạn hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. 

Thế gian một số người họ dùng vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; ta dùng chân thành, thanh tịnh, bình đẳng thì ta sẽ rất dễ dàng sống chung với họ. Vì sao vậy? Họ cần, ta không cần; ta cần, họ không cần, vậy thì dễ sống chung. Nếu như chúng ta hai người đều cần thì liền xảy ra xung đột. Bạn cần danh vọng lợi dưỡng, ta thảy đều cho bạn, ta không cần. Ta cần tâm thanh tịnh, họ không cần tâm thanh tịnh. Nếu họ cần tâm thanh tịnh, cùng ta cần tâm thanh tịnh thì cũng sẽ không xung đột. Bạn cần thì tôi toàn bộ đều cho bạn, hoan hỉ vui vẻ cho bạn. 

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 169)

Nhìn thấu là hiểu rõ, không có điều gì không hiểu rõ. Buông xả là quyết định không có tự tư tự lợi, quyết định không có tham-sân-si-mạn, quyết định không có thị phi nhân ngã. Tất cả những gì làm ra quyết định là lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội, chân thật làm được quên mình vì người, trải qua một cuộc sống bình thường. 

Trong một đời đừng nói là thân khẩu không tạo ác nghiệp, mà đến một ác niệm cũng không được khởi, bạn nói xem, con người này vui sướng tự tại biết bao nhiêu. Đại tự tại là từ chỗ này mà có được. Chỗ này chính là vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, vô lượng giác ngộ, đây gọi là “A Di Đà Phật”.

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 243)

Nếu như trong miệng niệm A Di Đà Phật, một ngày từ sớm đến tối lần tràng hạt niệm mấy mươi vạn câu; nhưng trong tâm đều là hư ngụy, gặp người đều là nói lời giả, không có câu nào là thật, trong tâm không thanh tịnh, không bình đẳng thì không thể vãng sanh. Đại đức xưa nói rất hay: “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Vì sao vậy? Bạn niệm Phật là trên hình thức niệm, tâm của bạn không phải là thật. 

Chữ “niệm 念” này, các vị xem rõ ràng, văn tự Trung Quốc là loại ký hiệu có trí tuệ, bên trên chữ “niệm 念” là chữ “kim 今” (có nghĩa là hiện tại), bên dưới là chữ “tâm 心”, là nói bạn trong tâm hiện tiền có Phật thì mới gọi là niệm Phật, không phải ở trên miệng. Hay nói cách khác, tâm của bạn giống với tâm Phật, đây gọi là niệm Phật. 

Thế nào là niệm Phật? Chữ “Niệm 念” gồm 2 chữ “Kim 今” và “Tâm 心” ghép lại. “Kim 今” có nghĩa là hiện tại. Hiện tại trong lòng thật sự có Phật, đây gọi là niệm Phật.

Phật là tâm gì?
Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Bạn có cái tâm này, bạn niệm Phật liền sẽ không có gián đoạn. 

Phật là hạnh gì?
Nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, niệm Phật.

Tâm của chúng ta là tâm Phật, hạnh là hạnh Phật thì có lý nào mà không làm Phật? “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, bạn ngay đời này sẽ chắc chắn làm Phật. Cho nên cái tổng kết này ý nghĩa rất sâu.

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 190)

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không
Hòa Thượng Tịnh Không

Hòa Thượng Tịnh Không

Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 (Trích từ tập 169, 190, 243, 255, 262)

Khai thị trọng yếu
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ
Copy link
Copy link
Cỡ chữ
Bài viết cùng chủ đề
Khai thị trọng yếu
Bài viết khác
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)

Cái mà mọi người quen gọi là “số mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Ta là chủ nghiệp của ta. Ta chính là người tạo ra số mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được số mệnh của ta.

Ý nghĩa chữ “Phật 佛”Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Nhận thức Phật giáo

Ý nghĩa chữ “Phật 佛”

Chúng ta học Phật chính là học giác ngộ. Tâm không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, đó chính là giác ngộ.

Định công có thể đột phá tần số không gianĐịnh công có thể đột phá tần số không gian
Nhận thức Phật giáo

Định công có thể đột phá tần số không gian

Nhà Phật nói “thế gian” thì phạm vi này thật quá lớn, không phải chỉ một địa cầu này. Thế gian nhà Phật nói là thời gian và không gian vô tận.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, đừng khinh điều ác nhỏ mà làm. Nếu làm được như vậy, nhất định sẽ cải đổi vận mệnh.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo.

Chia sẻ bài viết với mọi người
Sao chép đường link