Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nay

Thời xưa người đi học không phải để cầu công danh phú quý. Người xưa đi học là vì muốn làm người hiểu biết, không muốn làm người hồ đồ. Đời này chúng ta làm một người an vui sáng suốt, hay là làm một người phiền não hồ đồ?

Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nayMục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nay
Nghe trực tuyến
Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nay
Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nay
0:00
0:00
Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nay

Phước báo và Giàu sang

Phước báo có thể bao gồm giàu sang, nhưng giàu sang không thể bao gồm phước báo. 

Bạn nghe xong có lẽ nghi vấn, bạn thử đi hỏi những người nhà giàu sang kia, ở thế gian người làm quan lớn, người làm tổng thống, những doanh nghiệp gia lớn đại phát tài, bạn thử hỏi họ “Anh có phước báo hay không?” 

Họ sẽ lắc đầu: “Tôi không có phước báo, tôi quá khổ rồi”. 

Người có phước báo thì luôn tự tại vui vẻ, còn họ tuy phú quý nhưng không vui. Người phước báo thì cả đời vui vẻ. Những lời này đều phải nghe thật tỉ mỉ, thể hội cho thật kỹ.

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 117)
Phước báo có thể bao gồm giàu sang, nhưng giàu sang không thể bao gồm phước báo. Bạn nghe xong có lẽ nghi vấn, bạn thử đi hỏi những người nhà giàu sang kia, ở thế gian người làm quan lớn, người làm tổng thống, những doanh nghiệp gia lớn đại phát tài, bạn thử hỏi họ “Anh có phước báo hay không?” Họ sẽ lắc đầu: “Tôi không có phước báo, tôi quá khổ rồi”. Người có phước báo thì luôn tự tại vui vẻ, còn họ tuy phú quý nhưng không vui. Người phước báo thì cả đời vui vẻ.

Hạnh phúc thật sự của đời người

Vào thời xưa người đi học không phải để cầu công danh phú quý. Mục đích đi học của người xưa là chí tại thánh hiền. Chí tại thánh hiền tức là chí ở làm người hiểu biết, không muốn làm người hồ đồ. Người hồ đồ là phàm phu, người hiểu biết là thánh hiền. 

Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như chúng ta hiện nay. Hiện nay đi học, những học trò trẻ tuổi chọn khoa ngành, điều kiện tuyển chọn hàng đầu là gì? Là học ngành này có kiếm tiền được không, khoa ngành này có dễ dàng tìm được công việc không, hầu như chẳng liên quan gì với hạnh phúc của mình.

Người thật sự hạnh phúc là người cả đời đọc những sách mà mình thích đọc, làm những công việc mà mình thích làm, đây là hạnh phúc đứng hàng đầu thế gian.

Ai là người thật sự hạnh phúc vậy? Thích Ca Mâu Ni Phật. 

Thích Ca Mâu Ni Phật thật sự là đọc những sách mà mình thích đọc, làm những việc mà mình thích làm, được đại tự tại, đời sống vật chất, đời sống tinh thần cả đời Ngài một mảy may áp lực cũng không có. 

Thích Ca Mâu Ni Phật mới là người thật sự hạnh phúc. Người thật sự hạnh phúc là người cả đời đọc những sách mà mình thích đọc, làm những việc mà mình thích làm, được đại tự tại. Đời sống vật chất, đời sống tinh thần
cả đời một mảy may áp lực cũng không có.

Bạn thấy Ngài vui sướng biết bao! Ngài đã làm nên một tấm gương đời người hạnh phúc mỹ mãn thật sự cho chúng ta thấy. Chúng ta nhìn thấy rồi, vô cùng ngưỡng mộ, vô cùng khát khao, học tập theo Ngài.

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 117)

Nguyên nhân của phước báo

Trong thế gian, phước báo trời người hạnh phúc mỹ mãn, nguyên nhân do đâu? Là do “hiếu đễ”. Người xưa thường hay nói về hiếu đạo và sư đạo. Hiếu đạo và sư đạo là bình đẳng, cùng tương trợ cho nhau, giống như xe có hai chiếc bánh, như loài chim có đôi cánh vậy, không thể thiếu một cái. 

Hiếu chính là đạo. Đễ chính là đức. Hợp lại chính là đạo đức.

Chữ “hiếu 孝” này cách giảng giải như thế nào? Chữ viết của Trung Quốc thật tuyệt vời, bạn nhìn thấy ký hiệu này, bạn có thể biết được ý nghĩa của nó. Khác với chữ viết của nước ngoài, khi xem không biết ý nghĩa, nó phải được phiên âm.

Chữ “Hiếu 孝” gồm chữ “Lão 耂” ở trên và chữ “Tử 子” ở dưới, nghĩa là đời trước và đời sau là cùng một thể, không thể tách rời. Đời trước thì vẫn còn đời trước nữa, đời sau thì vẫn còn đời sau nữa, cứ như vậy theo chiều ngang trọn khắp mười phương, theo chiều dọc cùng tận ba đời, đó chính là cả vũ trụ “Hiếu” là cả vũ trụ, cả vũ trụ là một thể.

Cái chữ này, bạn tỉ mỉ mà quan sát, ở phía trên là chữ “lão 耂”, ở phía dưới là chữ “tử 子”. Ý nghĩa này chính là nói rõ đời trước và đời sau là cùng một thể, không thể tách rời. Đời trước thì vẫn còn đời trước nữa, đời sau thì vẫn còn đời sau nữa. Kỳ thực, ký hiệu này chính là đại biểu cho những điều đã nói trong Phật pháp “hoành biến thập phương, thụ cùng tam tế(1)”. Đó là cái gì? Là vũ trụ. “Hiếu” là cả vũ trụ, cả vũ trụ là một thể. Ai có thể hiểu được ý nghĩa này? Đây là đại đạo. 

Chú thích:
(1) Hoành biến thập phương, thụ cùng tam tế(橫遍十方,豎窮三際)nghĩa là theo chiều ngang trọn khắp mười phương, theo chiều dọc cùng tận ba đời. Mười phương là vô lượng vô biên thế giới, trong thế giới này bao gồm tất cả chúng sanh, chúng ta nói mười pháp giới. Ba đời là nói quá khứ, hiện tại, vị lai. Hoành (chiều ngang) là không gian. Thụ (chiều dọc) là thời gian. Thời gian và không gian đều vô lượng, vô tận, đây chính là vũ trụ.

Cho nên ở trong “hiếu”, cái đức quan trọng nhất chính là “thuận”. “Thuận” chính là tùy thuận tánh đức, điều này phải nên biết. Tùy thuận pháp tánh, tùy thuận theo nguyên tắc tự nhiên, đây chính là “hiếu thuận”.

“Đễ 悌” là cung kính thận trọng. Thực tại mà nói, chính là trong Phổ Hiền Thập Nguyện đã nói “Lễ kính chư Phật”, chú trọng ở chữ “kính”, tôn trọng lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. “Đễ” bao gồm những điều này.

“Đễ” đại biểu cho đức. Đức phải áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải sống như thế nào, phải xử sự, đối người, tiếp vật như thế nào. Cho nên “đễ” đại biểu cho sư đạo, tôn sư trọng đạo, không làm ngược lại lời giáo huấn của lão sư. 

Con người không thể bất hiếu với cha mẹ, không thể nghịch thầy phản đạo. Bất hiếu với cha mẹ, nghịch thầy phản đạo, cái tội này nặng vô cùng.

(Trích từ Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 - Tập 292)

Cuộc sống an vui mới thật sự là hưởng thụ cao nhất

Thánh nhân thế gian như Khổng phu tử, bạn xem học trò khen ngợi ông là: “ôn lương cung kiệm nhường”, là cách nhìn của học sinh đối với thầy. Thầy ôn hậu, lương thiện, đối với người cung kính, đối với việc cẩn thận, tiết kiệm, khiêm nhường. Đức hạnh này đáng được người khen ngợi. Trong đó tiết kiệm chính là lấy khổ làm thầy. Khiêm nhường, việc tốt xin nhường người khác. Thật sự làm được, đối với người không tranh, đối với thế gian không cầu. Cuộc sống này an vui biết bao, đó mới thật sự là hưởng thụ cao nhất của đời người. 

Đức hạnh đáng được người khen ngợi. Học trò tán thán Khổng Tử là “ôn lương cung kiệm nhường”. Thầy ôn hậu, lương thiện, đối với người cung kính, đối với việc cẩn thận, tiết kiệm, khiêm nhường. Tiết kiệm chính là lấy khổ làm thầy. Khiêm nhường, việc tốt xin nhường người khác. Đối với người không tranh, đối với thế gian không cầu.

Hưởng thụ cao nhất đời người, hạnh phúc mỹ mãn, không phải có tiền, cũng không phải có địa vị, không hề liên quan đến những danh lợi này. Cuộc sống vật chất rất đơn giản, nhu cầu mỗi ngày rất ít, chỉ cần có thể ăn no mặc ấm, có một mái nhà nhỏ để che nắng che mưa, vậy là đủ, rất mãn nguyện, ngoài ra không cần thiết.

Khi tôi còn trẻ, chỉ thích ở nhà nhỏ, vì sao vậy? Như vậy dễ dọn dẹp, không cần mất nhiều thời gian, nửa tiếng là dọn sạch sẽ. Một mình tôi nấu cơm, hoàn toàn giống như thầy Lý, một nồi nhỏ có quai, nồi cũng là nó, bát cũng là nó, chỉ rửa một cái không rửa cái thứ hai. Từ khi mồi lửa đến ăn xong, rửa sạch, chỉ nửa tiếng. Ngày ăn một bữa, bạn nói tự tại biết bao, không hề phiền phức. Thầy Lý sống cuộc đời như thế, làm gương cho tôi noi theo. Hơn 30 tuổi ông bắt đầu học Phật, học Phật chưa bao lâu thì ăn ngày một bữa, suốt đời không thay đổi. 95 tuổi mới cho hai vị đồng học đến chăm sóc, trước 95 đều tự chăm sóc mình. Tự tại, hạnh phúc biết bao!

Thân giáo của Hòa Thượng Tịnh Không và Thầy Lý Bỉnh Nam. Cuộc sống an vui mới thật sự là hưởng thụ cao nhất của đời người. Hạnh phúc mỹ mãn không phải là có tiền của, địa vị, danh lợi. Cuộc sống vật chất đơn giản, nhu cầu mỗi ngày rất ít.  Chỉ cần ăn đủ no, mặc đủ ấm, có một mái nhà nhỏ để che nắng mưa, vậy là đủ mãn nguyện. Có tiền dư ra đem làm việc thiện lợi ích xã hội, bản thân thì sống hết sức tiết kiệm.

Tôi gặp được thầy làm gương cho tôi, đây nghĩa là có thể chịu khổ, thích sống như thế, suốt đời không cầu người. Được cúng dường nhiều thì đem ra làm việc thiện, lợi ích xã hội đại chúng, bản thân hết sức tiết kiệm. Cổ nhân có câu “vui làm điều thiện thích bố thí”. Thích bố thí, thích kết duyên với tất cả chúng sanh, kết pháp duyên, như vậy là đúng, tương lai thành tựu pháp duyên mới thù thắng.

(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 262)

Làm thế nào để có cuộc sống hạnh phúc an vui?

Trong kinh điển ghi chép về Đức Thế Tôn rằng xưa nay chưa ai thấy qua Ngài có ưu sầu phiền não dù chỉ một lần. Tại sao Đức Phật có thể sống cuộc đời hạnh phúc an vui đến thế? Chính là vì không có dục vọng. 

Dục vọng đem đến phiền não ưu phiền cho con người, bây giờ người ta gọi là lo lắng, áp lực, đây là thuật ngữ của người hiện đại. Đời sống như vậy, mặc dù địa vị rất cao, sở hữu rất nhiều của cải, nhưng cuộc sống của họ không được an vui, vẫn cứ sống trong thế giới đầy đau khổ, thua xa những người “nghèo mà vui”. “Nghèo mà vui” là ai? Thánh nhân như Khổng tử, Mạnh tử, Nhan Hồi, họ đều là nghèo mà vui, đây là điều rất đáng cho ta phản tỉnh tư duy.

Đời này chúng ta làm một người an vui sáng suốt, hay là làm một người phiền não hồ đồ? Người hạnh phúc sáng suốt, đời sau được sanh lên cõi trời, nếu họ niệm Phật thì được sanh về thế giới Cực Lạc để làm Phật, làm Bồ-tát. Người hồ đồ thì sao? Người phiền não hồ đồ đời sau đọa vào tam ác đồ. Bởi thế khi nghĩ đến điều này quả thật đáng sợ!

(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 519)

Chỉ cần có dục vọng, thì làm gì có chuyện không tạo nghiệp? Bởi thế các bậc thánh hiền đưa điều kiện đầu tiên của việc tu thân tích phước chính là buông bỏ dục vọng. Cho dù không thể buông bỏ, cũng phải hạ thấp dục vọng(1) đến tối đa, như vậy mới có thể tu phước.

Chú thích:
(1) Dục vọng 欲望 có nghĩa là lòng tham, năm loại lớn của dục vọng là tài-sắc-danh-thực-thùy. 

Trong thế gian ngày nay, giáo huấn của thánh hiền không còn, cũng không ai tin vào Phật Bồ-tát, nên đối với dục vọng có thể nói là không có giới hạn. Cũng có nghĩa là dục vọng đang bành trướng, gây nên nhiều loại bệnh thái cho thân tâm, khổ không sao nói hết. Đồng thời cũng gây ra nhiều thiên tai cho địa cầu, những thảm họa này từ đâu đến? Toàn là những hiện tượng do dục vọng bành trướng mà sinh ra.

(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 519)
Dục vọng không có giới hạn gây nhiều loại bệnh thái cho thân tâm, đồng thời cũng gây tai hại cho địa cầu. Chúng ta phải phải chiến thắng lòng tham và sự ham muốn hưởng thụ thì mới đoạn được lo lắng áp lực trong cuộc sống.
Dục vọng không có giới hạn gây nhiều loại bệnh thái cho thân tâm, đồng thời cũng gây tai hại cho địa cầu. Chúng ta phải phải chiến thắng lòng tham và sự ham muốn hưởng thụ thì mới đoạn được lo lắng áp lực trong cuộc sống.

Quay lại tin tưởng vững chắc vào nền giáo dục xưa

Vì sao chúng ta lại sinh ra trong một xã hội đau khổ như vậy? Thời đại này ngũ luân(1) ngũ thường(2) không còn, tứ duy(3) bát đức(4) không còn, xã hội đều động loạn, địa cầu tai biến dị thường. 

Chú thích:
(1) Ngũ luân: 5 mối quan hệ bình thường giữa người với người bao gồm:
- Phụ tử hữu thân: Cha mẹ con cái có tình thân ái
- Phu phụ hữu biệt: Vợ chồng có trách nhiệm khác biệt
- Trưởng ấu hữu tự: Già trẻ có tôn ty trật tự
- Quân thần hữu nghĩa: Vua tôi có nghĩa (Ngày nay là cấp trên và cấp dưới có nghĩa)
- Bằng hữu hữu tín: Bạn bè giữ chữ tín
(2) Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
(3) Tứ duy: Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ
(4) Bát đức: Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Nhân, Ái, Hòa, Bình

Hiện nay có không ít người yêu nước đang tìm cách cứu vãn xã hội, cứu vãn địa cầu. Chỉ có tâm thái giống như Khổng lão phu tử, chúng ta mới có thể bắt tay vào làm.

Tin tưởng vững chắc vào nền giáo dục xưa. Chỉ có tâm thái giống như Khổng Tử, tin tưởng vững chắc vào nền giáo dục xưa thì chúng ta mới giảm bớt được hỗn loạn của xã hội và thiên tai trên địa cầu. Nền giáo dục xưa đều không hiểu rõ thì làm sao có thể sáng tác phát minh ra cái mới. Thái độ suốt đời của Khổng Tử là “thuật nhi bất tác, tín nhi háo cổ” nghĩa là yêu thích học tập theo cổ nhân, kế thừa và làm rõ học thuyết của người xưa chứ không tự ý sáng tác phát minh.

Người bây giờ tin vào khoa học, không tin vào tôn giáo, không tin cha mẹ, không tin thầy tổ, đối với thánh hiền Phật Bồ-tát càng không cần nói, hoàn toàn bài xích cho là mê tín. Quả là đáng phải chịu khổ nạn. Khổng phu tử là một bậc đại thánh nhân mà người khắp nơi đều tôn kính. Ông nói với chúng ta rằng, suốt đời ông, thái độ cơ bản làm người là “thuật nhi bất tác, tín nhi háo cổ(5)”. Chỉ tám chữ này, cũng thấy Phu tử đầy đủ tín tâm, tin bản thân, tin cha mẹ, tin thánh hiền, niềm tin đầy đủ mười phần, thích học theo cổ nhân. Người bây giờ không cần giáo huấn của người xưa, chỉ cần sự mới lạ, những thứ kỳ quái, phiền phức là từ chỗ này. Phu tử thật thà, suốt đời chỉ thuật lại mà không sáng tác phát minh.

Nghĩ lại nền giáo dục thời cổ đại, đích thực đều lấy Khổng tử làm tiêu chuẩn “tín nhi háo cổ”, tuân thủ giáo huấn của thánh hiền, không có ý nghĩ sáng tạo cái mới. Những gì có sẵn bạn đều không hiểu, làm sao có thể sáng tạo cái mới. Người xưa có câu nói rằng “thôi trần xuất tân”, nghĩa là hiểu được cái cũ, bạn mới có năng lực sáng tạo cái mới. Còn như không hề hiểu biết gì đến cái đã có, thì những điều mới sáng tạo đó nhất định là thứ có hại. 

Chú thích:
(5) Thuật nhi bất tác, tín nhi háo cổ(述而不作,信而好古)là tuân theo, kế tục sự nghiệp, làm sáng tỏ học thuyết của người xưa, thành thật yêu thích học tập noi theo người xưa chứ không tự ý sáng tác phát minh.

(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 519)

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nay
Hòa Thượng Tịnh Không

Hòa Thượng Tịnh Không

Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10 (Trích từ tập 117, 292)
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (Trích từ tập 262, 519)

Khai thị trọng yếu
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ
Copy link
Copy link
Cỡ chữ
Bài viết cùng chủ đề
Khai thị trọng yếu
Bài viết khác
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 4)

Người ta phải thường xét nghĩ đến hành vi của mình có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời thì phúc báo không cầu cũng tự nhiên đến. Phúc hay họa đều là do mình. Đạo trời chính là luật nhân quả.

Ý nghĩa chữ “Phật 佛”Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Nhận thức Phật giáo

Ý nghĩa chữ “Phật 佛”

Chúng ta học Phật chính là học giác ngộ. Tâm không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, đó chính là giác ngộ.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, đừng khinh điều ác nhỏ mà làm. Nếu làm được như vậy, nhất định sẽ cải đổi vận mệnh.

Định công có thể đột phá tần số không gianĐịnh công có thể đột phá tần số không gian
Nhận thức Phật giáo

Định công có thể đột phá tần số không gian

Nhà Phật nói “thế gian” thì phạm vi này thật quá lớn, không phải chỉ một địa cầu này. Thế gian nhà Phật nói là thời gian và không gian vô tận.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)

Cái mà mọi người quen gọi là “số mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Ta là chủ nghiệp của ta. Ta chính là người tạo ra số mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được số mệnh của ta.

Chia sẻ bài viết với mọi người
Sao chép đường link