Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)

Cái mà mọi người quen gọi là “số mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Ta là chủ nghiệp của ta. Ta chính là người tạo ra số mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được số mệnh của ta.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)
Nghe trực tuyến
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)
0:00
0:00
Liễu Phàm Tứ Huấn
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)

Trích từ sách Tích Phúc Cải Mệnh (Liễu Phàm Tứ Huấn)

Tích Phúc Cải Mệnh là sách ghi lại lời gia huấn của Viên Liễu Phàm dạy con phương pháp cải đổi vận mệnh để biến những mong ước trong tâm trở thành hiện thực.

Sâu tìm nguyên nhân vô phúc

Vân Cốc thiền sư tiếp đó hỏi:

- Khổng tiên sinh đoán số mệnh cả đời của ông như thế nào?

Cha thuật lại tường tận những gì Khổng tiên sinh đã tính, vào năm nào thi đậu hạng mấy, năm nào làm quan, bao nhiêu tuổi mất...

Vân Cốc thiền sư nói:

- Ông tự suy xét xem, mình có thể thi đậu được công danh không? Có thể có con nối dõi không?

Cha xét lại những việc làm của mình đã qua, suy nghĩ rất lâu mới trả lời:

- Tôi không có phúc tướng nên biết phúc báo không có bao nhiêu, lại không biết tích công đức, làm việc thiện để vun bồi phúc báo. Lại thêm, tôi không biết nhẫn nại, không chịu gánh vác những việc phức tạp, nặng nề. Tôi lại có tính hẹp hòi, nóng nảy, nói năng tùy tiện, ai làm gì sai không thể bao dung. Có lúc tôi còn tự cao tự đại, đem tài năng, trí thức của mình ra lấn lướt người khác. Những biểu hiện trên là tướng bạc phúc, làm sao có thể thi đậu được công danh.

- Sạch sẽ là một đức tính tốt, song nếu quá mức sẽ trở thành tính khí khó chịu. Nên người xưa bảo: “Chỗ nào nhiều phân rác, cây cối lại tốt tươi; nơi nào nước quá sạch, tôm cá không thể sống.” Tính tôi sạch sẽ quá mức, thành ra mọi người xa lánh, đây là nguyên nhân thứ nhất tôi không có con nối dõi.

- Vạn vật phải nhờ vào ánh dương quang ấm áp, gió mưa mát mẻ thấm nhuần mới sinh trưởng được. Tính tôi lại nóng nảy giận hờn, không có hòa khí tươi mát, đây là nguyên nhân thứ hai.

- Nhân ái là cội rễ của sự sống. Nếu tâm tàn nhẫn, không có từ bi thì khác nào như trái cây không hạt, làm sao nảy mầm mọc thành cây được? Cho nên người xưa bảo: “Tàn nhẫn là gốc của tuyệt tự”. Tôi chỉ biết yêu tiếc danh tiết của mình, không chịu hy sinh bản thân để thành toàn cho người khác, không làm điều thiện tích công đức, đó là nguyên nhân thứ ba.

- Nói nhiều dễ dàng hại đến khí. Tôi lại nhiều lời nên thân thể không được khỏe mạnh, làm sao mà có con nối dõi, đây là nguyên nhân thứ tư.

- Người ta sống là nhờ tinh, khí, thần. Tôi thích uống rượu. Rượu làm tiêu tán tinh thần. Một người tinh lực không đầy đủ, cho dù sinh con cũng không được trường thọ, đây là nguyên nhân thứ năm.

- Người ta ban ngày không nên ngủ, ban đêm không nên thức. Tôi thường ngồi suốt đêm, không chịu ngủ sớm, đó là không biết bảo dưỡng nguyên khí tinh thần. Đây là nguyên nhân thứ sáu tôi không có con nối dõi. Ngoài ra còn có nhiều sai lầm, không sao nói hết.

Có phúc hay vô phúc đều do tâm ta tạo

Vân Cốc thiền sư nói:

- Ông như vậy không những không có được công danh mà nhiều thứ khác cũng không có được. Nên biết có phúc hay vô phúc đều do tâm ta tạo. Người có trí tuệ biết rằng đó là tự mình làm, tự mình nhận lấy kết quả. Người không hiểu biết lại đổ thừa cho vận mệnh.

- Ví dụ như trên thế gian, có người giàu sang, sản nghiệp ngàn lạng vàng, đó là họ có phúc báo ngàn lạng vàng. Người có sản nghiệp trăm lạng vàng, đó là họ có phúc báo trăm lạng vàng. Còn người nghèo cùng chết đói, là họ có quả báo chết đói. Ví dụ như người lành tích đức, “trời” sẽ cho họ hưởng phần phúc báo tương ứng; kẻ ác tạo tội, “trời” sẽ bắt họ chịu tai họa tương ứng.

- “Trời” ở đây chính là ta ở tiền kiếp. Ta ngày nay là ta của tiền kiếp đã kết tinh thành. Ta ngày nay vừa là vật thọ tạo của ta ngày trước, và đồng thời cũng là đấng tạo hóa (trời) của ta sau này. 

Có phúc hay vô phúc đều do tâm ta tạo. “Số mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Tự ta đã tạo ra nghiệp, ta chính là người tạo ra số mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được số mệnh của chính mình. Động lực chính của sự tạo nghiệp là ý thức. Ý thức có thể chi phối mọi thứ và thay đổi cả một cuộc đời con người. Trích từ sách TÍCH PHÚC CẢI MỆNH LIỄU PHÀM TỨ HUẤN

- Cái mà mọi người quen gọi là “số mệnh” thực sự chỉ là “nghiệp”. Tự ta đã tạo ra nghiệp chứ không phải là một quyền lực nào ngoài mình tạo ra cả. Ta là chủ nghiệp của ta. Ta chính là người tạo ra số mệnh của ta, và chỉ có ta mới có thể thay đổi được số mệnh của ta.

- Theo nhà Phật, nghiệp(1) quá khứ là nguyên nhân động lực của kiếp sống hiện tại, nó chỉ huy tất cả. Thành ra con người giống như bộ máy bị một định mệnh vô hình chi phối, mà ta thường gọi là “số mệnh”. Động lực chính của sự tạo nghiệp là ý thức. Ý thức có tác dụng vô cùng mạnh mẽ, nó chi phối tất cả mọi thứ, lại có quyền sáng tạo và thay đổi cả một cuộc đời con người. 

- Hạnh phúc hay đau khổ do chính con người tạo ra, không ai có quyền ban phúc giáng họa hoặc thưởng phạt ai cả, chỉ có nhân quả nghiệp báo là quan tòa công lý vận hành quyết định số mệnh của ta mà thôi.

Chú thích:
(1) Nghiệp: nghiệp do thân (hành động), khẩu (nói năng), ý (suy nghĩ ) hàng ngày tạo thành thói quen, thường được gọi là tam nghiệp: “thân nghiệp - khẩu nghiệp - ý nghiệp”. Có 2 loại nghiệp: thiện nghiệp và ác nghiệp. Tuy nhiên, khi nói đến chữ “nghiệp” người ta thường nghĩ đến ác nghiệp.

Mời xem tiếp Phần 4
- Sinh mệnh nhân nghĩa đạo đức
- Bao quát cái học về lập mệnh
- Tìm lại tự tánh sẵn có trong mỗi người

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Liễu Phàm Tứ Huấn
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 3)

Trích từ sách Tích Phúc Cải Mệnh (Liễu Phàm Tứ Huấn)

Tích Phúc Cải Mệnh là sách ghi lại lời gia huấn của Viên Liễu Phàm dạy con phương pháp cải đổi vận mệnh để biến những mong ước trong tâm trở thành hiện thực.

Viên Liễu Phàm

Viên Liễu Phàm

Viên Liễu Phàm (1535-1609) người đời Minh, sống tại tỉnh Chiết Giang, lúc 16 tuổi đậu Tú tài, 33 tuổi đậu Cử nhân và 52 tuổi đậu Tiến sĩ. Ông viết bốn chương gia huấn để dạy con là Viên Thiên Khải biết được chân tướng vận mệnh, phân biệt tiêu chuẩn thiện ác, nắm vững phương pháp cải ác làm lành cho đến những ứng nghiệm của việc hành thiện, tích đức, khiêm tốn.

Khai thị trọng yếu
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ
Copy link
Copy link
Cỡ chữ
Bài viết cùng chủ đề
Khai thị trọng yếu
Bài viết khác
Cuối cùng đều quay về Tịnh ĐộCuối cùng đều quay về Tịnh Độ
Nhận thức Phật giáo

Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ

Chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc.

Mười pháp “chỉ quán” trị bệnh (Phần 2)Mười pháp “chỉ quán” trị bệnh (Phần 2)
Giáo dục đời sống

Mười pháp “chỉ quán” trị bệnh (Phần 2)

Trong sách Tiểu Chỉ Quán có mười loại phương pháp trị bệnh. “Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Người chân thật có thể nhìn thấu và buông xuống thì ít bệnh, ít sầu não.

Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáoPhật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo
Nhận thức Phật giáo

Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo

Chúng ta học Phật với mục đích gì? Chư Phật Như Lai giáo hóa chúng sanh với mục đích gì? Chúng ta cần phải sáng tỏ.

Nhận thức nguồn gốc của bệnh tậtNhận thức nguồn gốc của bệnh tật
Giáo dục đời sống

Nhận thức nguồn gốc của bệnh tật

Tất cả pháp là hết thảy các hiện tượng trong vũ trụ, từ đâu mà đến vậy? “Tâm hiện thức biến”. Vì vậy, căn nguyên của hết thảy bệnh tật đều bắt nguồn từ tâm. Chỉ cần điều trị tâm cho tốt thì tất cả phương pháp đều điều trị được tốt.

Ý nghĩa chữ “Phật 佛”Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Nhận thức Phật giáo

Ý nghĩa chữ “Phật 佛”

Chúng ta học Phật chính là học giác ngộ. Tâm không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, đó chính là giác ngộ.

Chia sẻ bài viết với mọi người
Sao chép đường link