Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)

Họa phúc đều do tự mình tạo, đó là lời của thánh hiền. Còn như bảo họa phúc do trời chủ định, đó là lời của kẻ phàm phu.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)
Nghe trực tuyến
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)
0:00
0:00
Liễu Phàm Tứ Huấn
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)

Trích từ sách Tích Phúc Cải Mệnh (Liễu Phàm Tứ Huấn)

Tích Phúc Cải Mệnh là sách ghi lại lời gia huấn của Viên Liễu Phàm dạy con phương pháp cải đổi vận mệnh để biến những mong ước trong tâm trở thành hiện thực.

Tu sửa thân tâm và thực chứng vận mệnh cải đổi

Cha ban đầu tên hiệu là Học Hải, song từ ngày đó trở đi đổi hiệu là Liễu Phàm. Bởi vì sau khi hiểu rõ đạo lý lập mệnh, cha không muốn sống như kẻ phàm phu mà phát nguyện quét sạch kiến giải phàm phu, nên gọi là Liễu Phàm.

Cảnh giác niệm trong lòng

Từ đó về sau, cả ngày cha đều chánh niệm tỉnh giác(1), cẩn thận từ lời nói, việc làm cho đến ý nghĩ. Cha cảm thấy mình như thay đổi hẳn, trở thành con người khác.

Chú thích:
(1)  Chánh niệm tỉnh giác: sự có mặt, thấy được cái xảy ra trong giây phút hiện tại nên khi vọng tưởng vừa mới manh nha nổi lên đã bị phát hiện và loại bỏ.

Lúc trước cha sống tùy tiện, hồ đồ, không biết kiềm chế, đến nay trở nên cẩn thận, cung kính, cảnh giác những điều bất thiện. Cho dù trong nhà, buổi tối không có ai đi nữa, cha cũng không dám tùy tiện vì biết có trời đất quỷ thần xét soi. Gặp người ganh ghét, hủy báng, cha vẫn an nhiên, không chấp nhất tranh luận với họ.

Năm thứ hai sau khi tham kiến Vân Cốc thiền sư, cha đến bộ Lễ thi cử. Khổng tiên sinh đoán số cha sẽ đậu hạng ba, không ngờ lại đậu được hạng nhất. Lời của Khổng tiên sinh bắt đầu hết linh nghiệm. Khổng tiên sinh không nói cha sẽ đậu cử nhân, song trong kỳ thi Hương mùa thu, cha lại thi đậu cử nhân, đây là do làm phúc tích đức khiến số mệnh thay đổi. Vân Cốc thiền sư bảo: “Vận mệnh có thể thay đổi”. Lời nói này đến nay đã được chứng nghiệm, khiến cha càng thêm tin tưởng.

Lúc trước sống tùy tiện, hồ đồ, không biết kiềm chế. Đến nay trở nên cẩn thận, cung kính, cảnh giác những điều bất thiện. Cho dù trong nhà, buổi tối không có ai cũng không dám tùy tiện vì biết có trời đất quỷ thần xét soi. Gặp người ganh ghét, hủy báng, vẫn an nhiên, không chấp nhất tranh luận với họ. Trích từ sách TÍCH PHÚC CẢI MỆNH LIỄU PHÀM TỨ HUẤN.

Cảnh giác tự kiểm điểm bản thân

Cha tuy sửa đổi lỗi lầm khá nhiều song khi gặp việc nên làm vẫn không thể chuyên tâm nhất ý làm. Cho dù làm vẫn còn miễn cưỡng, không được tự nhiên. Cha tự xét lại mình thấy lỗi lầm vẫn còn rất nhiều.

Ví dụ như thấy việc thiện, tuy chịu làm, song không mạnh dạn nỗ lực làm, hoặc là gặp lúc cứu người, trong lòng vẫn còn chần chừ, do dự, không kiên quyết thực hiện. Việc thiện tuy có làm được song lại hay nói những lời lầm lỗi. Khi tỉnh táo còn có thể tự chủ, song khi say rượu lại phóng túng, làm càn. Cha tuy làm lành có tích chứa chút công đức, song lỗi lầm vẫn còn rất nhiều. Nếu lấy công đức để trừ đi lỗi lầm e còn chưa đủ, thời giờ chỉ luống uổng đi qua.

Phát nguyện và nghiêm chỉnh làm việc thiện

Từ năm Kỷ Tị nghe lời khai thị của Vân Cốc thiền sư, cha phát nguyện làm ba ngàn việc thiện, đến năm Kỷ Mão, đã hơn mười năm mới hoàn thành ba ngàn việc thiện này. Lúc đó, cha vừa cùng với Lý Tiệm Am tiên sinh từ Quan ngoại trở về Quan nội, chưa kịp đem ba ngàn việc thiện này ra hồi hướng. Đến năm Canh Thìn, cha trở về phương Nam, mới thỉnh hai vị đại lão Hòa thượng đức độ là ngài Tính Không và Tuệ Không, mượn thiền đường Đông Tháp để hoàn thành tâm nguyện hồi hướng này. Lúc đó, cha lại khởi lên tâm nguyện cầu sinh con, và phát đại nguyện làm ba ngàn việc thiện lớn. Đến năm Canh Tị sinh ra con, đặt tên là Thiên Khải.

Cha mỗi khi làm được một điều thiện đều ghi lại. Mẹ con không biết viết chữ, mỗi khi làm được một việc lành, như cho người nghèo cơm ăn, hay phóng sinh… đều lấy bút lông ngỗng, in một khuyên tròn màu đỏ lên lịch. Có lúc một ngày in cả mười mấy dấu đỏ lên lịch, đại ý ngày đó làm được mười mấy việc thiện. 

Như thế mãi đến tháng tám năm Quý Mùi mới hoàn thành ba ngàn điều thiện đúng như nguyện. Cha lại thỉnh các vị như Hòa thượng Tính Không về nhà làm lễ hồi hướng. Đến tháng chín năm đó, cha lại khởi lên lời nguyện thi đậu Tiến sĩ và phát nguyện làm một vạn điều thiện để hồi hướng. Đến năm Bính Tuất, lại thi đậu Tiến sĩ. Bộ Lại bổ cho cha làm chức Huyện trưởng huyện Bảo Để đương khuyết. 

Làm việc thiện phải có tâm chân thành khẩn thiết, không giả dối qua loa hoặc có tâm cầu báo đáp

Lúc cha làm huyện trưởng huyện Bảo Để, có chuẩn bị một quyển sổ kẻ ô để trống. Quyển sổ này cha gọi là “Sổ tay trị tâm”. Nói trị tâm là e tâm mình khởi lên tà niệm hay ác niệm, dùng phương tiện này để đối trị.

Mỗi ngày thức dậy vào lúc sáng sớm, lúc thăng đường xét xử, cha đều cho người để quyển sổ trị tâm này trên bàn làm việc. Mỗi ngày, việc lành hay việc ác dù là rất nhỏ cũng ghi vào đó. Bà nội thấy cha làm việc thiện không nhiều, chau mày bảo:

- Mẹ lúc trước ở nhà giúp con làm việc thiện cho nên lời nguyện ba ngàn việc thiện có thể hoàn thành. Nay con phát nguyện làm mười ngàn việc thiện, trong nha môn thực khó mà thực hiện được, biết đến bao giờ mới làm xong đây?

Sau đó, vào một đêm, cha bỗng nằm mơ thấy một vị thiện thần xuất hiện. Cha bèn đem việc khó mà hoàn tất mười ngàn việc thiện này thưa lại với thiện thần. Thiện thần bảo:

- Chỉ một việc ông làm Huyện trưởng giảm thuế ruộng đất cho dân là đủ để bù vào mười ngàn việc thiện. 

Thì ra, ruộng của huyện Bảo Để mỗi mẫu thu thuế là hai đồng ba hào bảy xu. Cha thấy đúng là nhân dân chịu thuế quá nặng nên xin giảm thuế tất cả số ruộng trong huyện, mỗi mẫu chỉ đóng thuế một đồng bốn hào sáu xu. Cha cảm thấy thật là lạ, tại sao việc này thiện thần lại biết được, và cũng nghi ngờ, sao việc này có thể đủ bù vào mười ngàn việc thiện?

Đúng lúc đó có thiền sư Huyễn Dư từ núi Ngũ Đại đến huyện Bảo Để. Cha thưa lại chuyện trong mộng với thiền sư và hỏi có tin được chuyện này không. Huyễn Dư thiền sư đáp:

- Làm việc thiện phải có tâm chân thành khẩn thiết, không thể giả dối qua loa hoặc có tâm cầu báo đáp. Như vậy cho dù một việc thiện cũng có thể bằng mười ngàn việc thiện, huống chi ông giảm thuế cho toàn huyện, nông dân toàn huyện đều hưởng được ân huệ này. Cả ngàn vạn người nhờ đó mà giảm đi nỗi khổ vì thuế má nặng nề, đó thực là phúc báo to lớn.

Cha nghe xong lời dạy của thiền sư, liền đem tiền bạc bổng lộc của mình ra, nhờ thiền sư cúng trai tăng mười ngàn vị trên núi Ngũ Đài và xin hồi hướng.

Tu sửa thân tâm và thực chứng vận mệnh cải đổi. Luôn luôn cảnh giác niệm trong lòng. Thường xuyên cảnh giác tự kiểm điểm bản thân. Phát nguyện và nghiêm chỉnh làm việc thiện. Làm việc thiện phải có tâm chân thành khẩn thiết, không giả dối qua loa hoặc có tâm cầu báo đáp. Trích từ sách TÍCH PHÚC CẢI MỆNH LIỄU PHÀM TỨ HUẤN.

Lời dạy con xây dựng vận mệnh tốt đẹp

Khổng tiên sinh tính số mạng cho cha bảo cha sẽ mất năm 53 tuổi. Cha tuy không cầu trời cho sống thọ song khi cha tuổi 53 lại không có chút đau bệnh gì. Năm nay cha đã 69 tuổi rồi. Sách Kinh Thư nói: “Mệnh con người không có nhất định, đều do tự mình tạo”. Những lời này không sai chút nào. Cha do đó mới biết, phàm nói đến họa phúc đều do tự mình tạo ra, đó là lời của thánh hiền. Còn như bảo họa phúc do trời chủ định, đó là lời nói của kẻ phàm phu.

Vận mệnh của Viên Thiên Khải con không biết rồi sẽ như thế nào, song con phải tận tâm tận lực thực hành:

  1. Dù là vinh hoa phú quý, con cũng phải giữ tâm như lúc thất chí nghèo hèn. 
  2. Dù gặp may mắn tốt đẹp, con cũng phải giữ lòng như lúc trắc trở khó khăn. 
  3. Dù trước mắt có dư ăn dư mặc, con cũng phải cần kiệm như lúc thiếu thốn. 
  4. Dù được người ta yêu thích, kính trọng, con cũng phải luôn khiêm tốn, cẩn trọng.
  5. Dù gia thế có danh vọng đến đâu, con cũng phải thấy mình thấp kém.
  6. Dù học vấn có cao thâm bao nhiêu, con phải thấy mình còn thô thiển.

Cách sống sâu sắc này là từ phản diện để nhìn vấn đề. Nếu biết khiêm cung như vậy, đạo đức dần dần nâng cao, phúc báo cũng tự nhiên tăng trưởng. 

  1. Xa thì con nên truyền nối và mở rộng công đức của tổ tiên; 
  2. Gần thì phải biết hiếu kính cha mẹ. 
  3. Trên thì con nên báo đáp ân huệ của trời đất; 
  4. Dưới thì phải tạo dựng hạnh phúc cho gia đình. 
  5. Ngoài thì con nên cứu tế cấp nạn cho người nghèo khổ, bệnh tật, hoạn nạn;
  6. Trong thì con phải luôn đề phòng niệm tưởng tà ác.

Sáu cách trên là từ chánh diện để khẳng định vấn đề. Nếu con thường tự xét lại mình để tìm những sai lầm, nhất định sẽ trở thành bậc chính nhân quân tử.

Người ta mỗi ngày cần phải tự kiểm điểm lỗi lầm của mình mới có thể sửa đổi mỗi ngày. Bằng không, cứ ngỡ là mình không có lỗi lầm, không chịu tu sửa, không làm sao tiến bộ được. Người tài giỏi thông minh trên thế gian không ít, song phần lớn lại không biết dụng công tu dưỡng đạo đức, không biết dụng công xây dựng vận mệnh tốt đẹp, đều chỉ vì thói lần lữa qua ngày, đến đâu hay đến đó, không có chí phấn đấu cầu tiến mới làm lỡ cả một đời của họ.

Những lời Vân Cốc thiền sư dạy về đạo lý lập mệnh thật là tinh thâm nhất, chân chính nhất. Cha mong con đọc và suy nghĩ kỹ, lại phải tận tâm tận lực thực hành, quyết không để ngày tháng quý báu trôi qua vô ích.

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Liễu Phàm Tứ Huấn
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 5)

Trích từ sách Tích Phúc Cải Mệnh (Liễu Phàm Tứ Huấn)

Tích Phúc Cải Mệnh là sách ghi lại lời gia huấn của Viên Liễu Phàm dạy con phương pháp cải đổi vận mệnh để biến những mong ước trong tâm trở thành hiện thực.

Viên Liễu Phàm

Viên Liễu Phàm

Viên Liễu Phàm (1535-1609) người đời Minh, sống tại tỉnh Chiết Giang, lúc 16 tuổi đậu Tú tài, 33 tuổi đậu Cử nhân và 52 tuổi đậu Tiến sĩ. Ông viết bốn chương gia huấn để dạy con là Viên Thiên Khải biết được chân tướng vận mệnh, phân biệt tiêu chuẩn thiện ác, nắm vững phương pháp cải ác làm lành cho đến những ứng nghiệm của việc hành thiện, tích đức, khiêm tốn.

Khai thị trọng yếu
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ
Copy link
Copy link
Cỡ chữ
Bài viết cùng chủ đề
Khai thị trọng yếu
Bài viết khác
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừaTiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa
Nhận thức Phật giáo

Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa

Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh tấm lòng chân thật là bình đẳng, chỉ có pháp Nhất thừa. Pháp Nhất thừa chính là dạy bạn làm Phật.

Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nayMục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nay
Giáo dục đời sống

Mục tiêu của giáo dục trước đây không giống như hiện nay

Thời xưa người đi học không phải để cầu công danh phú quý. Người xưa đi học là vì muốn làm người hiểu biết, không muốn làm người hồ đồ. Đời này chúng ta làm một người an vui sáng suốt, hay là làm một người phiền não hồ đồ?

Cuối cùng đều quay về Tịnh ĐộCuối cùng đều quay về Tịnh Độ
Nhận thức Phật giáo

Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ

Chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc.

Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ HiềnLễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền
Giáo dục đời sống

Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền

Giáo học của nhà Phật, lễ kính là trước tiên. Giáo học của nhà Nho, lễ kính cũng là trước tiên.

Duyên ngay một đời thành tựuDuyên ngay một đời thành tựu
Nhận thức Phật giáo

Duyên ngay một đời thành tựu

Nếu như chúng ta gặp được duyên thù thắng, ở ngay trong một đời liền có thể thành tựu không thể nghĩ bàn.

Chia sẻ bài viết với mọi người
Sao chép đường link