Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, đừng khinh điều ác nhỏ mà làm. Nếu làm được như vậy, nhất định sẽ cải đổi vận mệnh.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)
Nghe trực tuyến
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)
0:00
0:00
Liễu Phàm Tứ Huấn
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Trích từ sách Tích Phúc Cải Mệnh (Liễu Phàm Tứ Huấn)

Tích Phúc Cải Mệnh là sách ghi lại lời gia huấn của Viên Liễu Phàm dạy con phương pháp cải đổi vận mệnh để biến những mong ước trong tâm trở thành hiện thực.

Lập mệnh chính là sáng tạo ra vận mệnh, không bị vận mệnh trói buộc. Viên Liễu Phàm tiên sinh đã đem kinh nghiệm bản thân cùng nhiều nghiệm chứng trong việc cải đổi vận mệnh để dạy cho con trai. Ông muốn con trai mình là Viên Thiên Khải không nên bó tay trước vận mệnh mà phải cố gắng hết sức cải đổi vận mệnh bằng cách hành thiện, đoạn ác, như người xưa nói: 

“Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, đừng khinh điều ác nhỏ mà làm”. Nếu làm được như vậy, nhất định sẽ cải đổi vận mệnh. “Đoạn ác tu thiện, dứt trừ tai ương, phúc thọ miên trường”. Đây chính là nguyên lý cải đổi vận mệnh.

“Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, Đừng khinh điều ác nhỏ mà làm”. Nếu làm được như vậy nhất định sẽ cải đổi vận mệnh. “Đoạn ác tu thiện, dứt trừ tai ương, phúc thọ miên trường”. Đây chính là nguyên lý cải đổi vận mệnh. Trích từ sách TÍCH PHÚC CẢI MỆNH
LIỄU PHÀM TỨ HUẤN

Khổng tiên sinh bói số mệnh

Cha thuở nhỏ mất cha sớm. Bà nội bảo cha bỏ học khoa cử để theo đuổi ngành y. Bà nội nói:
- Học nghề thuốc vừa có thể kiếm tiền nuôi thân vừa có thể cứu giúp người khác. Nếu y thuật đến mức cao minh cũng có thể trở thành y sư danh tiếng. Đây chính là tâm nguyện của cha con khi còn sinh tiền.

Về sau, cha ở chùa Từ Vân tình cờ gặp được một ông lão tướng mạo phi phàm, có vẻ tiên phong đạo cốt. Cha cung kính vái chào. Ông lão nói:
- Ông là người trong chốn quan trường năm sau có thể đi thi, bước vào hàng trí thức, thế tại sao không chịu đi học?

Cha trả lời vì ý của bà nội muốn cha bỏ học khoa cử để theo đuổi ngành y. Kế đó cha lại hỏi danh tính, nơi cư trú của cụ. Cụ đáp:
- Ta họ Khổng, người Vân Nam, được chân truyền của Triệu Khương Tiết tiên sinh, người tinh thông về dịch số Hoàng Cực. Tính theo số định, ta phải truyền môn dịch số này cho ông.

Do đó, cha đưa vị tiên sinh này về nhà, thưa lại mọi việc với bà nội. Bà nội bảo cha phải tiếp đãi cụ chu đáo và nhờ cụ tính cho một quẻ thử coi có linh nghiệm hay không. Kết quả thật không ngờ, những việc trước đây, dù là việc nhỏ, Khổng tiên sinh cũng nói vô cùng chính xác. 

Cha nghe theo lời cụ, có ý định đi học lại, nên bàn với người anh họ tên là Thẩm Xưng. Anh họ nói:
- Tôi có một người bạn thân tên là Úc Hải Cốc mở lớp dạy học ở nhà Úc Hữu Phu. Tôi đưa cậu đến đó ở trọ theo học rất tiện.

Từ đó cha bắt đầu theo tiên sinh Úc Hải Cốc học tập. Một lần, Khổng tiên sinh tính số cho cha: “Lúc ông chưa có công danh, còn là đồng sinh(1), thi Huyện đứng hạng 14, thi Phủ đứng hạng 71, thi Đề Đốc đứng hạng 9.” Đến năm sau, cha đi thi ba nơi, thứ hạng quả nhiên đúng như lời Khổng tiên sinh nói. 

Khổng tiên sinh lại tính cho cha một quẻ kiết hung họa phúc suốt đời, tiên đoán năm nào sẽ thi đậu hạng mấy, năm nào sẽ bổ chức Lẫm sinh(2), năm nào lên chức Cống sinh(2), và năm nào được chọn làm Huyện trưởng một huyện thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nhưng chỉ làm được ba năm rưỡi thì từ quan về quê. Năm 53 tuổi, vào giờ Sửu ngày 14 tháng 8, sẽ từ trần tại nhà, tiếc rằng không con nối dõi. Những lời này cha đều ghi lại và nhớ kỹ trong lòng. 

Từ đó về sau, mỗi khi thi cử, thứ hạng đều đúng như lời Khổng tiên sinh đã đoán, chỉ có điều cụ đoán số thóc mà cha lĩnh khi làm chức Lẫm sinh là 91 thạch 5 đấu(3), sau đó mới thăng chức. Không ngờ khi mới nhận được 71 thạch thóc, quan Học đài là Đồ tông sư phê chuẩn cha được bổ chức Cống sinh. Cha nghĩ thầm trong bụng: “Khổng tiên sinh đoán số cũng có chỗ không linh nghiệm.” Không ngờ sau đó giấy phê chuẩn thăng chức của cha bị quan Học đài thay thế là Dương tông sư bác bỏ.

Mãi đến năm Đinh Mão, Ân Thu Minh tông sư xem bài dự thi của cha thấy không được chấm đậu nên lấy làm tiếc, than rằng: “Năm bài văn trong quyển này khác nào tấu điệp dâng lên cho vua. Người có học thức như thế này lẽ nào lại để cho mai một đến già?” Do đó, ông phê chuẩn cha bổ chức Cống sinh. Trải qua sự trắc trở này, cha hưởng thêm một số thóc của chức Lẫm sinh, cộng với 71 thạch thóc đã nhận khi trước, vừa đúng 91 thạch 5 đấu. Sau khi xảy ra sự việc này, cha càng tin tưởng công danh tiến thoái thăng trầm đều do số mệnh định sẵn, do đó cha buông trôi, không còn có lòng mong cầu gì nữa.

Chú thích:
(1) Đồng sinh: học sinh chưa thi đậu lần nào. Đồng sinh theo học ở tư thục (tiểu học tư nhân do một người thầy tổ chức tại địa phương). Sau đó đồng sinh sẽ thi tú tài. Tú tài phải thi ba nơi; huyện, phủ và Đề đốc (tỉnh). Cả 3 nơi đều đậu mới được gọi là đậu tú tài.
(2) Lẫm sinh và Cống sinh: Đồng sinh sau khi đậu tú tài sẽ học ở Học-Cung (trường trung học công lập địa phương). Trong vòng 3 năm đầu phải trải qua 2 kỳ thi: Tuế khảo và Khoa khảo. Nếu thi đậu sẽ được liệt vào danh sách dự bị Lẫm sinh, đợi cho đến khi nào có chỗ trống sẽ được đôn lên làm Lẫm sinh. Kể từ Lẫm sinh trở đi có thể hưởng phụ cấp gạo theo tiêu chuẩn. Lẫm sinh phải thi nhiều lần để lên Cống sinh. Thi đậu Cống sinh sẽ coi như mãn khoá Học-Cung, được lên thủ đô, vào Quốc Tử Giám để học tiếp và thi lên Tiến sĩ.
(3) Thạch và đấu: 1 thạch = 10 đấu = 100 lít.

Mời xem tiếp Phần 2
- Thiền sư Vân Cốc giảng đạo lý cải đổi vận mệnh
- Từ tâm mình đi cầu, không có gì mà không cảm ứng ra

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Liễu Phàm Tứ Huấn
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Trích từ sách Tích Phúc Cải Mệnh (Liễu Phàm Tứ Huấn)

Tích Phúc Cải Mệnh là sách ghi lại lời gia huấn của Viên Liễu Phàm dạy con phương pháp cải đổi vận mệnh để biến những mong ước trong tâm trở thành hiện thực.

Viên Liễu Phàm

Viên Liễu Phàm

Viên Liễu Phàm (1535-1609) người đời Minh, sống tại tỉnh Chiết Giang, lúc 16 tuổi đậu Tú tài, 33 tuổi đậu Cử nhân và 52 tuổi đậu Tiến sĩ. Ông viết bốn chương gia huấn để dạy con là Viên Thiên Khải biết được chân tướng vận mệnh, phân biệt tiêu chuẩn thiện ác, nắm vững phương pháp cải ác làm lành cho đến những ứng nghiệm của việc hành thiện, tích đức, khiêm tốn.

Khai thị trọng yếu
Chia sẻ bài viết
Chia sẻ
Copy link
Copy link
Cỡ chữ
Bài viết cùng chủ đề
Khai thị trọng yếu
Bài viết khác
Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ HiềnLễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền
Giáo dục đời sống

Lễ kính chư Phật tu hạnh Phổ Hiền

Giáo học của nhà Phật, lễ kính là trước tiên. Giáo học của nhà Nho, lễ kính cũng là trước tiên.

Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh KhôngTâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không
Giáo dục đời sống

Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không

Tâm đắc cả đời học Phật của tôi chính là hai mươi chữ này. Cả đời tôi hành chính là hai mươi chữ này, khuyên người khác cũng là hai mươi chữ này.

Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáoPhật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo
Nhận thức Phật giáo

Phật giáo là giáo dục, không phải tôn giáo

Chúng ta học Phật với mục đích gì? Chư Phật Như Lai giáo hóa chúng sanh với mục đích gì? Chúng ta cần phải sáng tỏ.

Mười pháp “chỉ quán” trị bệnh (Phần 2)Mười pháp “chỉ quán” trị bệnh (Phần 2)
Giáo dục đời sống

Mười pháp “chỉ quán” trị bệnh (Phần 2)

Trong sách Tiểu Chỉ Quán có mười loại phương pháp trị bệnh. “Chỉ” nghĩa là buông xuống. “Quán” nghĩa là nhìn thấu. Người chân thật có thể nhìn thấu và buông xuống thì ít bệnh, ít sầu não.

Duyên ngay một đời thành tựuDuyên ngay một đời thành tựu
Nhận thức Phật giáo

Duyên ngay một đời thành tựu

Nếu như chúng ta gặp được duyên thù thắng, ở ngay trong một đời liền có thể thành tựu không thể nghĩ bàn.

Chia sẻ bài viết với mọi người
Sao chép đường link