Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa

Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh tấm lòng chân thật là bình đẳng, chỉ có pháp Nhất thừa. Pháp Nhất thừa chính là dạy bạn làm Phật.

Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừaTiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa

Introduction Content

Nghe trực tuyến
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa
https://dl.dropboxusercontent.com/scl/fi/jv1f2bsn2ma0m7m3mg3ws/tieu-thua-dai-thua-nhat-thua.-audio.mp3?rlkey=8rba8tnbhuusj7vr4jz7q63ug&dl=1
Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa

Tiểu thừa - Đại thừa

Vào thời xưa khoa học chưa phát triển, xe lớn nhất của thời xưa là xe ngựa, thông thường xe có bốn con ngựa kéo là xe lớn nhất. Loại xe lớn này có thể ngồi được mười người. Xe nhỏ là xe dê, xe nai do dê kéo, nai kéo. Xe này thì chỉ ngồi được một người. Phật dùng cái này để thí dụ Đại thừa, Tiểu thừa, tỷ dụ giáo học. Giúp đỡ bạn thành tựu đạt đến một giai đoạn nào đó, đạt đến mục tiêu gần nhất chính là Tiểu thừa, giúp đỡ bạn thoát khỏi sáu cõi luân hồi. Hành trình xa là Đại thừa, giúp đỡ bạn siêu việt mười pháp giới. 

Phương tiện giao thông hiện tại không như trước, ngồi phi cơ thì có thể ngồi được mấy trăm người, còn thuyền thì càng không cần phải nói. Dụng ý của nó là thí dụ sự vận chuyển, giúp đỡ chúng sanh từ nơi phiền não sanh tử siêu việt đến bờ bên kia Bồ Đề Niết Bàn(1).

Chú thích:
(1) Bồ Đề Niết Bàn: “Bồ Đề” là giác ngộ, phá mê khai ngộ, vãng sanh Tịnh Độ. “Niết Bàn” là thanh tịnh tịch diệt, có nghĩa là thật sự buông bỏ hết khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước. Diệt sạch hết vọng tưởng phân biệt chấp trước thì sẽ thành Phật.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 01)
大乘 Đại Thừa. “Thừa 乘” âm cổ là “Thặng” có nghĩa là xe. Thời cổ xe ngựa lớn nhất, có thể ngồi được rất nhiều người. Do vậy dùng Đại Thừa làm tỷ dụ là cỗ xe ngựa lớn có thể chuyên chở vô lượng chúng sanh từ nơi phiền não sanh tử siêu việt đến bờ bên kia Bồ Đề Niết Bàn.

Nhất thừa

Kinh Vô Lượng Thọ là pháp Đại thừa. Không chỉ là Đại thừa, trong chú giải của đại đức xưa nói với chúng ta, bộ kinh này là Đại thừa ngay trong Đại thừa. Không chỉ là Đại thừa ngay trong pháp Đại thừa, mà còn là Nhất thừa ngay trong pháp Nhất thừa. 

Pháp Nhất thừa là gì?
Pháp Nhất thừa là pháp thành Phật

Thế Tôn vào những năm cuối giảng kinh Pháp Hoa, trong hội Pháp Hoa, Thế Tôn Ngài tuyên bố đến mọi người: “Chỉ có pháp Nhất thừa, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói”. Đó là Thích Ca Mâu Ni Phật chân thật nói rõ bổn hoài của Ngài. Ngài giáo hóa chúng sanh tấm lòng chân thật là bình đẳng, chỉ có pháp Nhất thừa. Pháp Nhất thừa chính là dạy bạn làm Phật. Dạy bạn làm Bồ Tát, làm A La Hán là có lỗi với bạn, nhất định phải dạy bạn làm Phật cứu cánh viên mãn, đều là ở ngay trong một đời này thành tựu Phật quả cứu cánh viên mãn.

Kinh Vô Lượng Thọ là pháp Đại thừa ngay trong Đại thừa. Không chỉ là Đại thừa ngay trong Đại thừa, mà còn là Nhất thừa ngay trong Nhất thừa. Nhất thừa là pháp gì? Nhất thừa là pháp thành Phật.

Quyển kinh này là Nhất thừa ngay trong Nhất thừa, vì sao vậy? Hoa Nghiêm đến sau cùng “Mười Đại Nguyện Vương Cầu Về Cực Lạc” mới viên mãn thành Phật. Quyển kinh này mỗi câu mỗi chữ đều là nói Phật quả cứu cánh. Hoa Nghiêm quy về là Vô Lượng Thọ, cho nên người xưa mới nói “bộ kinh này là Nhất thừa ngay trong Nhất thừa”, là Vô Thượng thừa.

Ngày nay chúng ta có may mắn gặp được kinh điển này, cũng có thể nói là thiện căn, phước đức, nhân duyên trong vô lượng kiếp đã chín muồi. Có một số người gặp được kinh này vẫn không tin tưởng, chúng ta xem thấy thì gật đầu “Đúng, đúng! Họ không tin tưởng là phải”. Vì sao là phải vậy? “Vì là pháp khó tin đó mà”. Nếu vừa tiếp xúc liền tin tưởng, vậy Thích Ca Mâu Ni Phật nói là pháp khó tin thì nói không thông rồi. Nếu thông thường nói mà mọi người đều tin tưởng, vậy có gì khó đâu? Người thông thường khó tin, người thông thường sau khi học rồi thì thoái tâm, chúng ta gật đầu nói “Không sai! Đích thực là y như Phật đã nói”.

Khởi tín niệm Phật là nhân, mỗi niệm làm Phật chính là quả. “Nhân như biển quả, quả tận nguồn nhân”, cách dạy này chân thật là không thể nghĩ bàn.

Phật ở trong kinh thường hay nhắc nhở chúng ta, như Hoa Nghiêm đã nói, tất cả các pháp thế xuất thế gian “do tâm biến hiện, do thức hiện ra”. Thức chính là tâm tưởng, cho nên lại nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Mỗi ngày chúng ta tưởng Phật thì quả báo của Phật liền hiện tiền.

(Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 01)

H1

H2

H3

H4

H5
H6

P

Caption

Code

Quoe

Ordered list

  1. Item 1
  2. Item 2
  3. Item 3

Unordered list

  • Item A
  • Item B
  • Item C

Text link

Bold text

Emphasis

Superscript

Subscript

Tiểu thừa, Đại thừa, Nhất thừa
  • Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
  • Trích từ: Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 (Tập 01)
  • Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
  • Cung kính cẩn biên: Ban biên tập Niệm Phật An Vui
TOC
TOC
Chia sẻ bài viết
Công đức vô lượng
Icon Copy
Copy link
Copy link
Icon Font Size
Cỡ chữ
Bài viết cùng chuyên mục
Gợi ý xem thêm
Khai thị trọng yếu
Bài viết khác
Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 1)Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 1)
Giáo dục đời sống

Căn nguyên và phương thuốc điều trị trăm bệnh (Phần 1)

Thầy thuốc giỏi là khi chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh. Tổng hợp 8 căn nguyên nguồn gốc của trăm bệnh.

Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh KhôngTâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không
Giáo dục đời sống

Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh Không

Tâm đắc cả đời học Phật của tôi chính là hai mươi chữ này. Cả đời tôi hành chính là hai mươi chữ này, khuyên người khác cũng là hai mươi chữ này.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 2)

Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo.

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)
Giáo dục nhân quả

Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, đừng khinh điều ác nhỏ mà làm. Nếu làm được như vậy, nhất định sẽ cải đổi vận mệnh.

Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhânCó ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân
Giáo dục đời sống

Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân

Người chân thật tu hành trong tâm không có thị phi, cũng không có thiện ác, tâm địa thật sự thanh tịnh, bình đẳng, giác.

Chia sẻ bài viết với mọi người
Sao chép đường link