Chúng ta chân thật có giác ngộ hay không? Người học Phật chúng ta, mỗi giờ mỗi phút phải phản tỉnh kiểm điểm chính mình chân thật có giác ngộ hay không. Chính ở ngay trong cuộc sống thường ngày, sáu căn tiếp xúc trong cảnh giới sáu trần để trắc nghiệm chính mình rốt cuộc có công phu hay không. Nếu như nghe người khác tán thán thì sinh tâm hoan hỉ, nghe người khác hủy báng trong lòng liền khó chịu, vậy thì không thể được, vẫn là một phàm phu thôi, vẫn phải sinh tử luân hồi trong sáu cõi.Công phu chính ở tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, không luận là thế pháp hay Phật pháp, đều có thể giữ được rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo, như như bất động, vậy mới gọi là học Phật. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Nội dung trích từ bài viết
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”

Chúng ta chân thật có giác ngộ hay không?

Người học Phật chúng ta, mỗi giờ mỗi phút phải phản tỉnh kiểm điểm chính mình chân thật có giác ngộ hay không. Chính ở ngay trong cuộc sống thường ngày, sáu căn tiếp xúc trong cảnh giới sáu trần để trắc nghiệm chính mình rốt cuộc có công phu hay không. 

Nếu như nghe người khác tán thán thì sinh tâm hoan hỉ, nghe người khác hủy báng trong lòng liền khó chịu, vậy thì không thể được, vẫn là một phàm phu thôi, vẫn phải sinh tử luân hồi trong sáu cõi.

Công phu chính ở tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, không luận là thế pháp hay Phật pháp, đều có thể giữ được rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo, như như bất động, vậy mới gọi là học Phật.

🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat

Ý đẹp mỗi ngày
Tùy thuận sinh thái tự nhiên là khỏe mạnh nhất. Thân thể con người là một tiểu vũ trụ, mỗi cơ quan, mỗi mao mạch, mỗi tế bào nếu như có thể tùy thuận sinh thái tự nhiên thì sẽ khỏe mạnh không sinh bệnh. Ngược lại, nếu không thể thuận theo tự nhiên thì sẽ sinh bệnh. Cái tự nhiên này chính là tâm tính của chính mình, Phật gọi là “chân tâm ly niệm”, chân tâm không hề có một vọng niệm thì đó chính là tự nhiên. Nếu khởi tâm động niệm là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì đã trái ngược với tự nhiên, trái ngược với tâm tính, cho nên đã phá hoại tổ chức của các cơ quan bộ phận, huyết mạch, tế bào của chúng ta. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Vì vậy, tâm càng thanh tịnh thì sẽ ít đau bệnh, nghiệp chướng cũng sẽ giảm nhẹ. 
Cuối cùng đều quay về Tịnh Độ. Chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc.‍Chúng ta tiếp xúc được pháp môn này, nếu như có tín tâm, có nguyện tâm thì bạn chính là chúng sanh căn thục. Sao gọi là căn thục? Là thiện căn, phước đức, nhân duyên của bạn đã chín muồi, ở trong một đời này có thể đi làm Phật.Hay nói cách khác, từ vô lượng kiếp đến nay, ngày nay cơ hội làm Phật của bạn đến rồi. Việc này quá hy hữu, quá khó được!
Tâm giống với tâm Phật, đây gọi là niệm PhậtNếu như một ngày từ sớm đến tối niệm A Di Đà Phật mấy mươi vạn câu; nhưng trong tâm đều là hư ngụy, gặp người đều nói lời giả, tâm không thanh tịnh, không bình đẳng thì không thể vãng sinh. Đại đức xưa nói rất hay: “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Vì sao vậy? Bạn niệm Phật là trên hình thức, tâm của bạn không phải là thật. Chữ “niệm 念” này, bên trên là chữ “kim 今” (có nghĩa là hiện tại), bên dưới là chữ “tâm 心”, là nói trong tâm hiện tiền có Phật thì mới gọi là niệm Phật, không phải ở trên miệng. Hay nói cách khác, tâm của bạn giống với tâm Phật, đây gọi là niệm Phật. Phật là tâm gì? Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi. Phật là hạnh gì? Nhìn Thấu, Buông Xả, Tự Tại, Tùy Duyên, Niệm Phật.Tâm của chúng ta là tâm Phật, hạnh là hạnh Phật thì có lý nào mà không làm Phật? “Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”, bạn ngay đời này sẽ chắc chắn làm Phật. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/tam-dac-ca-doi-hoc-phat-cua-hoa-thuong-tinh-khong
Ý nghĩa biểu pháp của Tây Phương Thiên Vương. Tây Phương Thiên Vương tay trái cầm rồng hoặc rắn, tay phải cầm hạt châu. Rồng, rắn tiêu biểu cho sự biến hóa của lòng người trong xã hội; còn hạt châu chính là Phật pháp, vĩnh viễn bất biến. Chúng ta sống trong xã hội động loạn biến đổi này phải giữ gìn được sự thanh tịnh, bình đẳng, giác; giữ vững được Thập Thiện Nghiệp Đạo vĩnh viễn không đổi. Thập Thiện Nghiệp là cương lĩnh, mở rộng ra là Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, đây chính là những hạng mục chi tiết. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm của chúng ta nhất định không được trái nghịch với thập thiện. Điều này chính là sống trong xã hội biến hóa thay đổi nhưng bản thân giữ được sự bất biến. Sự bất biến này có thể điều trị các chứng bệnh khác nhau của thân và tâm.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1
Không được kết oán với hết thảy chúng sinh. Nếu như người khác đời này nhục mạ hãm hại ta, nhất định là trong đời quá khứ ta đã từng nhục mạ hãm hại họ, cho nên họ mới đối xử như vậy. Hãy để món nợ này được thanh toán sạch sẽ, đời sau nếu gặp lại thì sẽ là bạn tốt, không còn là oan gia đối đầu. Nhất định không thể có tâm mảy may muốn báo thù. Đây chính là tu hành, bạn mới chân thật có phúc.Ngay cả với động vật cũng không được kết oán. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Người chết làm dê, dê chết làm người”, đời đời kiếp kiếp ăn tới ăn lui, oan oan tương báo không bao giờ dứt. Quả báo nhận được không chỉ vừa đủ, mà thường sẽ có dư, mỗi kiếp đều sẽ dư ra, đến sau cùng tạo thành đại kiếp nạn. Bệnh do oan nghiệp chính là oan gia trái chủ theo thân. Từ Bi Tam-muội Thủy Sám chính là ví dụ rõ ràng nhất, ghi chép về công án của Quốc sư Ngộ Đạt thời Đường. 
Số mệnh chuyển đổi bởi Thiện - ÁcTuy nói rằng có số, song chỉ người bình thường mới bị số mệnh trói buộc. Nếu là một người cực thiện, cho dù số mệnh vốn có chủ định phải chịu khổ sở, nhưng nhờ làm được điều thiện cực lớn, sức mạnh của việc thiện lớn này có thể chuyển khổ thành vui, nghèo hèn đoản mệnh thành phú quý trường thọ.Còn người cực ác, cho dù số mệnh chủ định được hưởng phúc, song vì họ gây tạo việc ác lớn, chính sức mạnh của việc ác này khiến phúc trở thành họa, giàu sang trường thọ trở nên nghèo hèn chết yểu.Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo. Sách vở mà cổ nhân để lại xưa nay đã chứng minh tính chính xác của đạo lý này. Trong kinh Phật nói: “Muốn cầu phú quý được phú quý, muốn cầu con trai con gái được con trai con gái, muốn cầu trường thọ được trường thọ. Chỉ cần tu tạo việc lành thì số mệnh không sao trói buộc được chúng ta.”🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-2
Lễ kính chư Phật
tu hạnh Phổ HiềnLễ là sự biểu hiện bên ngoài, kính là giữ ở trong lòng. Tâm có chân thành, có ý kính. Chư Phật là đối tượng chúng ta lễ kính. Chư Phật là ai? Trên kinh Phật nói “quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật”, đó đều là chư Phật.Quá khứ Phật, trên kinh điển, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói cho chúng ta nghe. Hiện tại Phật, mọi người đều rất quen thuộc, đó là A Di Đà Phật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, Dược Sư Như Lai ở thế giới Lưu Ly Phương Đông. Vị lai Phật là ai? Tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai. Chúng ta cung kính đối với Phật A Di Đà như thế nào thì đối với tất cả chúng sanh cũng đồng một tâm cung kính như vậy.
Trong Phật có đại an vui, vì an vui mà đến học Phật Người xưa nói, đọc sách an vui, đọc kinh Phật càng an vui, thế gian bất cứ an vui nào cũng không sánh được an vui khi đọc kinh Phật. Vui là thuật dưỡng sinh tối thượng thừa. Nếu bạn khế nhập Phật pháp, thâm giải nghĩa thú thì tinh thần của bạn an vui, vĩnh viễn không bị đoạn mất. Sau đó bạn mới biết tại vì sao chúng ta phải học Phật.Trong Phật có đại an vui, vì an vui mà đến học Phật. Tôi là vì duyên cớ này mới vào cửa Phật.Năm xưa tiên sinh Phương Đông Mỹ đã đem Phật pháp giới thiệu cho tôi, nói với tôi học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của nhân sinh. Tôi bị câu nói này của ông kéo vào. Tại vì sao tôi phải học Phật? Tôi muốn cầu sự hưởng thụ cao nhất của nhân sinh.🙏 A Di Đà Phật, hãy cùng nhau học tập tại website https://www.niemphatanvui.vn/