Vì sao nên đọc 300 biến Liễu Phàm Tứ Huấn? Ở mọi nơi tôi khuyên người học Phật, tôi đều khuyên phải từ Liễu Phàm Tứ Huấn mà học, tôi không dạy họ phải bắt đầu từ bộ kinh luận nào. Trước tiên bạn đem Liễu Phàm Tứ Huấn đọc qua ba trăm biến, phải hạn định thời gian đọc cho xong, không thể nói một tháng, nửa tháng đọc qua một lần, vậy thì không ích gì, chí ít mỗi ngày đọc một lần, đọc một năm thì bạn liền có tâm đắc. Đọc ba trăm biến Liễu Phàm Tứ Huấn dạy bạn điều gì? Dạy bạn tin sâu nhân quả. Thật sự đọc thông suốt rồi thì bạn sẽ hiểu được “miếng ăn, ngụm nước đều đã được định sẵn”, tuyệt đối không còn ý nghĩ không đáng có nữa, trong mạng đã định rồi, có nghĩ thì cũng uổng công. Cho nên chỉ có đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức thì mới có thể cải tạo vận mạng, chân thật làm đến được “không tranh với người, không cầu ở đời”.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-1
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)
Nội dung trích từ bài viết
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Vì sao nên đọc 300 biến Liễu Phàm Tứ Huấn?

Ở mọi nơi tôi khuyên người học Phật, tôi đều khuyên phải từ Liễu Phàm Tứ Huấn mà học, tôi không dạy họ phải bắt đầu từ bộ kinh luận nào. 

Trước tiên bạn đem Liễu Phàm Tứ Huấn đọc qua ba trăm biến, phải hạn định thời gian đọc cho xong, không thể nói một tháng, nửa tháng đọc qua một lần, vậy thì không ích gì, chí ít mỗi ngày đọc một lần, đọc một năm thì bạn liền có tâm đắc. 

Đọc ba trăm biến Liễu Phàm Tứ Huấn dạy bạn điều gì? Dạy bạn tin sâu nhân quả. Thật sự đọc thông suốt rồi thì bạn sẽ hiểu được “miếng ăn, ngụm nước đều đã được định sẵn”, tuyệt đối không còn ý nghĩ không đáng có nữa, trong mạng đã định rồi, có nghĩ thì cũng uổng công. Cho nên chỉ có đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức thì mới có thể cải tạo vận mạng, chân thật làm được “không tranh với người, không cầu ở đời”.

🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-1

Ý đẹp mỗi ngày
Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải. Thiện Đạo Đại sư đã từng nói: “Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải”. Ý nghĩa của câu nói này chính là tất cả chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc, chỉ vì mỗi một việc như vậy. Đã vì một sự việc thì Thích Ca Mâu Ni Phật vào năm đó giảng một bộ kinh Di Đà chẳng phải là đủ rồi sao? Tại sao còn phải giảng nhiều kinh điển như vậy? Đáp án đều ở trong kinh, chỉ tại bản thân chúng ta lơ là không chú ý.
"Sư thừa", phương pháp giữ gìn tâm thanh tịnh. Nếu như bạn thân cận một vị thầy giáo; người khác giảng kinh nói pháp, khai thị khuyên dạy; bạn thảy đều nghe hết thì tâm nhất định tán loạn. Tâm bị biến đổi, bạn liền đi với người khác, nhân duyên thù thắng không gì bằng của chính mình bạn đã bỏ lỡ qua, đã bị vuột mất rồi. Không chỉ không được nghe người khác nói chuyện, mà những kinh sách chưa được sự đồng ý của thầy cũng không được xem. Khi chưa tiếp xúc Phật pháp, tôi ưa thích đọc sách, tôi xem qua rất nhiều, thế nhưng sau khi học Phật tôi liền vâng theo lời dạy của thầy. Không chỉ toàn bộ sách của thế gian tôi thảy đều không xem, mà ngay đến kinh điển của Phật giáo, tôi lướt qua cũng không nhiều. Thế nhưng thông thường khi người ta nhắc đến, tôi đều có thể hiểu được. Vĩnh viễn giữ gìn tâm địa thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì sanh trí tuệ. 
Phương pháp đoạn hết thảy khổ ác. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo nói rằng Bồ-tát có một pháp có thể đoạn hết thảy khổ trong các đường ác. Đó là pháp nào vậy? Đó là ngày, đêm thường niệm, tư duy, quán sát thiện pháp, khiến thiện pháp niệm niệm tăng trưởng, không dung chứa một hào ly bất thiện xen tạp. Nếu có thể vĩnh viễn đoạn hết thảy ác, thì thiện pháp viên mãn vậy. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”. Phật (佛) là dịch âm từ tiếng Phạn - Ấn Độ. Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào triều nhà Hán, thông qua tiếp đãi của quốc gia, làm cuộc phiên dịch quy mô lớn. Văn tự vào thời đó không nhiều, vì để phiên dịch kinh Phật nên đã tạo ra rất nhiều chữ mới. Chữ Phật (佛) này chính là ngay lúc đó tạo ra, vào thời xưa không có chữ này. Phật là người, cho nên chữ này thêm vào một nhân đứng (亻), âm là /Phật/, nên dùng chữ Phất (弗) tạo thành chữ Phật (佛). Phật ý nghĩa là Giác ngộ. Bên trong bao hàm ba ý là Tự giác – Giác tha – Giác hạnh viên mãn. Ba ý này rất là sâu, rất là rộng. Chúng ta học Phật chính là phải học giác ngộ. Giác thì không mê, giác mà không mê thì con người này liền thành Phật.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Đến đâu để tìm được lão sư tốt? Ngay trong một đời này, chúng ta có thể phá mê khai ngộ hay không, thực tế mà nói là quan hệ của lão sư quá lớn. Thế nhưng ở xã hội hiện tại không tìm được lão sư tốt. Đến đâu để tìm? Tại vì sao không tìm được? Vì không có sư đạo. Mọi người không biết hiếu dưỡng cha mẹ, không biết tôn sư trọng đạo, cho nên không có lão sư. Nếu như bạn chân thật hiểu được, chân thật có thể làm đến được hiếu thân tôn sư, Phật Bồ Tát liền sẽ hóa thân đến làm lão sư cho bạn. Do đó, then chốt vẫn là ở chính bạn có chịu học hay không, có phải thật tâm muốn học hay không. Bạn thật tâm muốn học thì Phật Bồ Tát liền thị hiện đến để làm thiện tri thức. Bạn không có thành ý, không có mong cầu này thì Phật Bồ Tát sẽ không đến. 
Trong Phật có đại an vui, vì an vui mà đến học Phật Người xưa nói, đọc sách an vui, đọc kinh Phật càng an vui, thế gian bất cứ an vui nào cũng không sánh được an vui khi đọc kinh Phật. Vui là thuật dưỡng sinh tối thượng thừa. Nếu bạn khế nhập Phật pháp, thâm giải nghĩa thú thì tinh thần của bạn an vui, vĩnh viễn không bị đoạn mất. Sau đó bạn mới biết tại vì sao chúng ta phải học Phật.Trong Phật có đại an vui, vì an vui mà đến học Phật. Tôi là vì duyên cớ này mới vào cửa Phật.Năm xưa tiên sinh Phương Đông Mỹ đã đem Phật pháp giới thiệu cho tôi, nói với tôi học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của nhân sinh. Tôi bị câu nói này của ông kéo vào. Tại vì sao tôi phải học Phật? Tôi muốn cầu sự hưởng thụ cao nhất của nhân sinh.🙏 A Di Đà Phật, hãy cùng nhau học tập tại website https://www.niemphatanvui.vn/
Tất cả chúng ta đều là người một nhà Trong vũ trụ chỉ có một chân thần, một đấng sáng tạo mà thôi, nhưng vì ngày trước giao thông không thuận tiện, thông tin không phát triển, nên đối với những quần tộc khác nhau, vị chân thần này biến hóa phân thân, ở Kitô giáo thì biến thành Chúa Jesus, ở Phật giáo thì biến thành Phật Thích Ca Mâu Ni, ở Hồi giáo thì biến thành Muhammad, tất cả chỉ là một vị. Nếu bạn phê bình vị nào đó thì bạn đã phê bình vị chân thần rồi. Việc này công bằng, cho nên chúng ta phải cùng nhau xây dựng một tín ngưỡng chung, đều là người một nhà.Tôi đã đi qua rất nhiều quốc gia khu vực, đã tiếp xúc với các nhân sĩ tôn giáo khác nhau, chưa có ai phản đối cả. Việc này là nằm ngoài dự tính, tôi nghĩ có lẽ sẽ có người phản đối, nhưng chưa gặp phải sự phản đối nào, họ đều có thể thừa nhận. Cả vũ trụ là cùng một thể, giữa con người với nhau, giữa con người với chúng sinh, trong Đại Thừa giáo nói là đều chung một pháp thân, “nhất tâm nhất trí huệ” mà trong kinh thường hay nói. Bạn hiểu được chân tướng sự thật thì “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” tự nhiên sẽ liền lưu lộ, tự nhiên bạn sẽ quan tâm đến tất cả chúng sinh. Hết thảy chúng sinh có khổ nạn, bạn nhất định sẽ toàn tâm toàn ý đi giúp đỡ họ.
Tất cả chúng sanh vô tình hữu tình đều là Phật. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh thì họ chính là Phật. Chúng ta lễ kính với họ không phải xem ở con người hay xem vào việc mà họ đang làm, mà là tôn trọng Phật tánh của họ. Phật tánh của họ cùng với tất cả chư Phật Như Lai không hề khác biệt. Đây là nói đối với chúng sanh hữu tình.Ngoài ra còn có chúng sanh vô tình, chính là vạn vật trong thế gian. Phật nói chúng sanh vô tình có Pháp tánh. Phật vì sự khác biệt giữa hữu tình cùng vô tình nên gọi là Phật tánh cùng Pháp tánh, kỳ thật là một tánh. Cho nên, chúng sanh vô tình cũng phải cung kính, cùng một lòng cung kính giống như đối với A Di Đà Phật, nếu như có sự khác biệt thì bạn không phải là tu hạnh Phổ Hiền.