Liễu Phàm dạy con cải đổi vận mệnh Lập mệnh chính là sáng tạo ra vận mệnh, không bị vận mệnh trói buộc. Tiên sinh Viên Liễu Phàm đã đem kinh nghiệm bản thân cùng nhiều nghiệm chứng trong việc cải đổi vận mệnh để dạy con. Ông muốn con trai mình là Viên Thiên Khải không nên bó tay trước vận mệnh mà phải cố gắng hết sức cải đổi vận mệnh bằng cách đoạn ác hành thiện. Như người xưa nói: Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm Đừng khinh điều ác nhỏ mà làm Nếu làm được như vậy Nhất định sẽ cải đổi vận mệnh. Đoạn ác tu thiện, dứt trừ tai ương, phúc thọ miên trường. Đây chính là nguyên lý cải đổi vận mệnh.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây: https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-1
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)
Nội dung trích từ bài viết
Nguyên lý cải đổi vận mệnh (Phần 1)

Liễu Phàm dạy con cải đổi vận mệnh

Lập mệnh chính là sáng tạo ra vận mệnh, không bị vận mệnh trói buộc. Tiên sinh Viên Liễu Phàm đã đem kinh nghiệm bản thân cùng nhiều nghiệm chứng trong việc cải đổi vận mệnh để dạy con.

Ông muốn con trai mình là Viên Thiên Khải không nên bó tay trước vận mệnh mà phải cố gắng hết sức cải đổi vận mệnh bằng cách đoạn ác hành thiện. Như người xưa nói:

Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm
Đừng khinh điều ác nhỏ mà làm
Nếu làm được như vậy
Nhất định sẽ cải đổi vận mệnh.

Đoạn ác tu thiện, dứt trừ tai ương, phúc thọ miên trường. Đây chính là nguyên lý cải đổi vận mệnh.

🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-1

Ý đẹp mỗi ngày
Người chân thật thiệnTrong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Phật dạy chúng ta: “Bồ Tát có một pháp có thể đoạn tất cả khổ thế gian”. Chúng ta nghe được câu nói này, có cảm xúc gì không? Nếu như chính mình cảm giác được thế gian này quá khổ, một lòng một dạ muốn thoát ly, vậy Phật nói ra câu này, chúng ta sẽ đặc biệt lưu ý. “Tất cả thế gian” là nói sáu cõi luân hồi, mười pháp giới. “Bồ Tát có một pháp”, pháp này là cực diệu. Phật nói ra rồi, chính là “ngày đêm thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp”. Ngày đêm thường niệm thiện pháp thì tâm của bạn liền thiện. Tư duy thiện pháp thì tư tưởng của bạn là thiện. Quán sát thiện pháp thì hành vi và ngôn hạnh của bạn thiện.Thiện pháp là gì? Chính là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Bạn xem, Phật nói được rất cụ thể, lại có một câu dặn bảo vô cùng quan trọng: “Không để chút bất thiện xen tạp”. Chúng ta ngày nay cho dù thường tư duy, quán sát thiện pháp, vẫn là có bất thiện xen tạp ở trong đó, cho nên thiện pháp của chúng ta tu không thành công, quả báo thù thắng của chúng ta không thể hiện tiền. Cho nên cần phải làm đến quyết định không xen tạp chút gì bất thiện. Nhân thiện, duyên thiện, quả thiện thì thành tựu. Có đủ điều kiện này mà phát nguyện cầu sinh Tịnh Độ thì chắc chắn được sanh. Vì sao vậy? Thế giới Tây Phương Cực Lạc là “nơi các bậc thượng thiện câu hội về ở một nơi”, bạn là người thượng thiện của thế gian này, vậy thì bạn có tư cách rồi. (Trích từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Lần 10 - Tập 180)
Học đạo mục đích là ở định huệ. Làm sao mới có thể học thành công? Là thâm nhập một môn, chọn lựa một pháp môn, những thứ khác thì nên buông xuống.Thâm nhập một môn thì được Tam-muội, điều này so với người thế gian cầu học thì không như nhau. Thế gian cầu học thực tế mà nói là cầu sự hiểu biết, càng phong phú càng tốt. Việc học đạo không phải là dạy bạn học điều này. Sự hiểu biết càng phong phú thì không phải là vọng tưởng tạp niệm càng nhiều hay sao? Học đạo, mục đích là ở chỗ Tam-muội, là ở định huệ, cho nên không thể xen tạp, không thể học quá nhiều. Đây là một bí quyết.Nhưng người tin tưởng không nhiều, họ vẫn thích học rộng nghe nhiều. Sau khi học được mấy chục năm, cuối cùng họ chết trong sự hối hận, thật sự mà nói họ chẳng có thành tựu gì. Điều này cổ đức có nói là do gặp duyên không đồng. 
Phương pháp đoạn hết thảy khổ ác. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo nói rằng Bồ-tát có một pháp có thể đoạn hết thảy khổ trong các đường ác. Đó là pháp nào vậy? Đó là ngày, đêm thường niệm, tư duy, quán sát thiện pháp, khiến thiện pháp niệm niệm tăng trưởng, không dung chứa một hào ly bất thiện xen tạp. Nếu có thể vĩnh viễn đoạn hết thảy ác, thì thiện pháp viên mãn vậy. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1
Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải. Thiện Đạo Đại sư đã từng nói: “Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải”. Ý nghĩa của câu nói này chính là tất cả chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc, chỉ vì mỗi một việc như vậy. Đã vì một sự việc thì Thích Ca Mâu Ni Phật vào năm đó giảng một bộ kinh Di Đà chẳng phải là đủ rồi sao? Tại sao còn phải giảng nhiều kinh điển như vậy? Đáp án đều ở trong kinh, chỉ tại bản thân chúng ta lơ là không chú ý.
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”. Phật (佛) là dịch âm từ tiếng Phạn - Ấn Độ. Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào triều nhà Hán, thông qua tiếp đãi của quốc gia, làm cuộc phiên dịch quy mô lớn. Văn tự vào thời đó không nhiều, vì để phiên dịch kinh Phật nên đã tạo ra rất nhiều chữ mới. Chữ Phật (佛) này chính là ngay lúc đó tạo ra, vào thời xưa không có chữ này. Phật là người, cho nên chữ này thêm vào một nhân đứng (亻), âm là /Phật/, nên dùng chữ Phất (弗) tạo thành chữ Phật (佛). Phật ý nghĩa là Giác ngộ. Bên trong bao hàm ba ý là Tự giác – Giác tha – Giác hạnh viên mãn. Ba ý này rất là sâu, rất là rộng. Chúng ta học Phật chính là phải học giác ngộ. Giác thì không mê, giác mà không mê thì con người này liền thành Phật.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Tâm giống với tâm Phật, đây gọi là niệm PhậtNếu như một ngày từ sớm đến tối niệm A Di Đà Phật mấy mươi vạn câu; nhưng trong tâm đều là hư ngụy, gặp người đều nói lời giả, tâm không thanh tịnh, không bình đẳng thì không thể vãng sinh. Đại đức xưa nói rất hay: “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Vì sao vậy? Bạn niệm Phật là trên hình thức, tâm của bạn không phải là thật. Chữ “niệm 念” này, bên trên là chữ “kim 今” (có nghĩa là hiện tại), bên dưới là chữ “tâm 心”, là nói trong tâm hiện tiền có Phật thì mới gọi là niệm Phật, không phải ở trên miệng. Hay nói cách khác, tâm của bạn giống với tâm Phật, đây gọi là niệm Phật. Phật là tâm gì? Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi. Phật là hạnh gì? Nhìn Thấu, Buông Xả, Tự Tại, Tùy Duyên, Niệm Phật.Tâm của chúng ta là tâm Phật, hạnh là hạnh Phật thì có lý nào mà không làm Phật? “Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”, bạn ngay đời này sẽ chắc chắn làm Phật. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/tam-dac-ca-doi-hoc-phat-cua-hoa-thuong-tinh-khong
Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh KhôngTổng kết sự giáo huấn của Phật Đà, tôi đã viết 20 chữ, mọi người đều rất quen thuộc. Mười chữ đầu tiên, Phật tâm là chân tâm:Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi. Đối người, đối việc thì:Nhìn Thấu, Buông Xả, Tự Tại, Tùy Duyên, Niệm Phật. Mười chữ của năm câu trước là thuần tịnh, mười chữ của năm câu sau là thuần thiện. Tâm thuần tịnh, hạnh thuần thiện, người này đã thành Phật rồi, cho nên quy nạp lại thành bốn chữ “thuần tịnh thuần thiện”.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/tam-dac-ca-doi-hoc-phat-cua-hoa-thuong-tinh-khong
Đến đâu để tìm được lão sư tốt? Ngay trong một đời này, chúng ta có thể phá mê khai ngộ hay không, thực tế mà nói là quan hệ của lão sư quá lớn. Thế nhưng ở xã hội hiện tại không tìm được lão sư tốt. Đến đâu để tìm? Tại vì sao không tìm được? Vì không có sư đạo. Mọi người không biết hiếu dưỡng cha mẹ, không biết tôn sư trọng đạo, cho nên không có lão sư. Nếu như bạn chân thật hiểu được, chân thật có thể làm đến được hiếu thân tôn sư, Phật Bồ Tát liền sẽ hóa thân đến làm lão sư cho bạn. Do đó, then chốt vẫn là ở chính bạn có chịu học hay không, có phải thật tâm muốn học hay không. Bạn thật tâm muốn học thì Phật Bồ Tát liền thị hiện đến để làm thiện tri thức. Bạn không có thành ý, không có mong cầu này thì Phật Bồ Tát sẽ không đến.