Hiếu đạo là trọng tâm của văn hóa truyền thống. Cương lĩnh của văn hóa truyền thống, nếu như dùng một chữ để nói, thì chính là chữ “Hiếu”. Từ chữ “Hiếu” mà diễn dịch ra thành Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức, đây là tổng cương lĩnh. Trải qua bao nhiêu triều đại, thiên kinh vạn luận đều không thể vượt hơn cương lĩnh này. Bốn cương lĩnh này đã hàm nhiếp nền văn hóa truyền thống của nghìn năm nay, không có câu nói nào trong các điển tịch được lưu truyền lại là lời thừa cả. Chúng ta phải tỉ mỉ mà tư duy, học tập thì sẽ có lợi ích lớn. Ngược lại, nếu trái ngược với luân thường đạo đức thì như ngạn ngữ xưa thường nói “không nghe lời người xưa, thiệt thòi ngay trước mắt”. Ngay cả nhà khoa học cũng nói “trái nghịch với thường (thường là Ngũ Thường), thì xã hội động loạn”. Nếu như tất cả biết quay đầu, mỗi cá nhân đều luôn làm theo pháp thì xã hội có thể khôi phục trở lại bình thường.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1

Hiếu đạo là trọng tâm của văn hóa truyền thống

Cương lĩnh của văn hóa truyền thống, nếu như dùng một chữ để nói, thì chính là chữ “Hiếu”. Từ chữ “Hiếu” mà diễn dịch ra thành Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức, đây là tổng cương lĩnh. 

Trải qua bao nhiêu triều đại, thiên kinh vạn luận đều không thể vượt hơn cương lĩnh này. Bốn cương lĩnh này đã hàm nhiếp nền văn hóa truyền thống của nghìn năm nay, không có câu nói nào trong các điển tịch được lưu truyền lại là lời thừa cả. Chúng ta phải tỉ mỉ mà tư duy, học tập thì sẽ có lợi ích lớn. 

Ngược lại, nếu trái ngược với luân thường đạo đức thì như ngạn ngữ xưa thường nói “không nghe lời người xưa, thiệt thòi ngay trước mắt”. Ngay cả nhà khoa học cũng nói “trái nghịch với thường (thường là Ngũ Thường), thì xã hội động loạn”. Nếu như tất cả biết quay đầu, mỗi cá nhân đều luôn làm theo pháp thì xã hội có thể khôi phục trở lại bình thường.

🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1

Ý đẹp mỗi ngày
Định công có thể đột phá tần số không gian. Sáu cõi không phải do nhà Phật nói đầu tiên, mà tôn giáo cổ xưa Ấn Độ nói đầu tiên. Những tôn giáo cổ xưa này cũng tu định rất thành công. Cái mà chúng ta gọi là không gian ba chiều, không gian bốn chiều, không gian năm chiều, ngay cả đến không gian vô hạn, dùng thiền định có thể đột phá.Hiện nay khoa học chứng thực, quả thật có sự tồn tại của không gian khác nhau, nhưng khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa có cách đột phá, cũng chính là nói, nhân loại chưa có cách gì nhìn thấy quá khứ vị lai.Thế nhưng ở trong thiền định có thể đột phá, người có năng lực này sẽ nhìn thấy rất rõ ràng. Họ chính mắt nhìn thấy, cho nên ở trong kinh điển của họ đều nói rất rõ ràng minh bạch về tình trạng của sáu cõi luân hồi.
"Sư thừa", phương pháp giữ gìn tâm thanh tịnh. Nếu như bạn thân cận một vị thầy giáo; người khác giảng kinh nói pháp, khai thị khuyên dạy; bạn thảy đều nghe hết thì tâm nhất định tán loạn. Tâm bị biến đổi, bạn liền đi với người khác, nhân duyên thù thắng không gì bằng của chính mình bạn đã bỏ lỡ qua, đã bị vuột mất rồi. Không chỉ không được nghe người khác nói chuyện, mà những kinh sách chưa được sự đồng ý của thầy cũng không được xem. Khi chưa tiếp xúc Phật pháp, tôi ưa thích đọc sách, tôi xem qua rất nhiều, thế nhưng sau khi học Phật tôi liền vâng theo lời dạy của thầy. Không chỉ toàn bộ sách của thế gian tôi thảy đều không xem, mà ngay đến kinh điển của Phật giáo, tôi lướt qua cũng không nhiều. Thế nhưng thông thường khi người ta nhắc đến, tôi đều có thể hiểu được. Vĩnh viễn giữ gìn tâm địa thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì sanh trí tuệ. 
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”. Phật (佛) là dịch âm từ tiếng Phạn - Ấn Độ. Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào triều nhà Hán, thông qua tiếp đãi của quốc gia, làm cuộc phiên dịch quy mô lớn. Văn tự vào thời đó không nhiều, vì để phiên dịch kinh Phật nên đã tạo ra rất nhiều chữ mới. Chữ Phật (佛) này chính là ngay lúc đó tạo ra, vào thời xưa không có chữ này. Phật là người, cho nên chữ này thêm vào một nhân đứng (亻), âm là /Phật/, nên dùng chữ Phất (弗) tạo thành chữ Phật (佛). Phật ý nghĩa là Giác ngộ. Bên trong bao hàm ba ý là Tự giác – Giác tha – Giác hạnh viên mãn. Ba ý này rất là sâu, rất là rộng. Chúng ta học Phật chính là phải học giác ngộ. Giác thì không mê, giác mà không mê thì con người này liền thành Phật.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Tất cả chúng ta đều là người một nhà Trong vũ trụ chỉ có một chân thần, một đấng sáng tạo mà thôi, nhưng vì ngày trước giao thông không thuận tiện, thông tin không phát triển, nên đối với những quần tộc khác nhau, vị chân thần này biến hóa phân thân, ở Kitô giáo thì biến thành Chúa Jesus, ở Phật giáo thì biến thành Phật Thích Ca Mâu Ni, ở Hồi giáo thì biến thành Muhammad, tất cả chỉ là một vị. Nếu bạn phê bình vị nào đó thì bạn đã phê bình vị chân thần rồi. Việc này công bằng, cho nên chúng ta phải cùng nhau xây dựng một tín ngưỡng chung, đều là người một nhà.Tôi đã đi qua rất nhiều quốc gia khu vực, đã tiếp xúc với các nhân sĩ tôn giáo khác nhau, chưa có ai phản đối cả. Việc này là nằm ngoài dự tính, tôi nghĩ có lẽ sẽ có người phản đối, nhưng chưa gặp phải sự phản đối nào, họ đều có thể thừa nhận. Cả vũ trụ là cùng một thể, giữa con người với nhau, giữa con người với chúng sinh, trong Đại Thừa giáo nói là đều chung một pháp thân, “nhất tâm nhất trí huệ” mà trong kinh thường hay nói. Bạn hiểu được chân tướng sự thật thì “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” tự nhiên sẽ liền lưu lộ, tự nhiên bạn sẽ quan tâm đến tất cả chúng sinh. Hết thảy chúng sinh có khổ nạn, bạn nhất định sẽ toàn tâm toàn ý đi giúp đỡ họ.
Giáo dục yêu thương Tổng hợp tất cả các tôn giáo, chúng ta đề ra bốn chữ: "Nhân Từ Bác Ái". Nhân từ bác ái chính là tôn giáo. Cho nên, tôn giáo không mê tín, tôn giáo là nhân từ bác ái, tôn giáo là tốt, cần phải nên đề xướng. Tôi tiếp xúc với rất nhiều tôn giáo, tôi khuyên họ nhất định phải khởi xướng giáo dục tôn giáo.Giáo dục tôn giáo là gì? Giáo dục yêu thương, giáo dục nhân từ bác ái. Mục đích của giáo dục ở chỗ nào? Dùng kỳ vọng của mọi người ở xã hội hiện tại, mục đích thứ nhất là thế giới hòa bình, thứ hai là xã hội an định, thứ ba là nhân dân hạnh phúc. Ở trong Phật pháp chỉ có một câu, đó là lìa khổ được vui. Do đây có thể biết, căn bản của tất cả tôn giáo là giống nhau, đều là nhân từ bác ái. Mục đích của tất cả tôn giáo là giống nhau, đều là cầu thế giới hòa bình, xã hội an định, nhân dân lìa khổ được vui. Vào ngày Giáng Sinh, chúng ta hãy cùng nhau niệm Phật, cầu nguyện, làm các việc lành để tỏ lòng biết ơn với ân đức của chúa Jesus và các Thánh Thần. Tôn giáo thế giới là người một nhà, A Di Đà Phật 🙏
Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải. Thiện Đạo Đại sư đã từng nói: “Chư Phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bản nguyện hải”. Ý nghĩa của câu nói này chính là tất cả chư Phật xuất hiện ở thế gian, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh chính là để khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc, chỉ vì mỗi một việc như vậy. Đã vì một sự việc thì Thích Ca Mâu Ni Phật vào năm đó giảng một bộ kinh Di Đà chẳng phải là đủ rồi sao? Tại sao còn phải giảng nhiều kinh điển như vậy? Đáp án đều ở trong kinh, chỉ tại bản thân chúng ta lơ là không chú ý.
Số mệnh chuyển đổi bởi Thiện - ÁcTuy nói rằng có số, song chỉ người bình thường mới bị số mệnh trói buộc. Nếu là một người cực thiện, cho dù số mệnh vốn có chủ định phải chịu khổ sở, nhưng nhờ làm được điều thiện cực lớn, sức mạnh của việc thiện lớn này có thể chuyển khổ thành vui, nghèo hèn đoản mệnh thành phú quý trường thọ.Còn người cực ác, cho dù số mệnh chủ định được hưởng phúc, song vì họ gây tạo việc ác lớn, chính sức mạnh của việc ác này khiến phúc trở thành họa, giàu sang trường thọ trở nên nghèo hèn chết yểu.Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo. Sách vở mà cổ nhân để lại xưa nay đã chứng minh tính chính xác của đạo lý này. Trong kinh Phật nói: “Muốn cầu phú quý được phú quý, muốn cầu con trai con gái được con trai con gái, muốn cầu trường thọ được trường thọ. Chỉ cần tu tạo việc lành thì số mệnh không sao trói buộc được chúng ta.”🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-2
Ý nghĩa biểu pháp của Tây Phương Thiên Vương. Tây Phương Thiên Vương tay trái cầm rồng hoặc rắn, tay phải cầm hạt châu. Rồng, rắn tiêu biểu cho sự biến hóa của lòng người trong xã hội; còn hạt châu chính là Phật pháp, vĩnh viễn bất biến. Chúng ta sống trong xã hội động loạn biến đổi này phải giữ gìn được sự thanh tịnh, bình đẳng, giác; giữ vững được Thập Thiện Nghiệp Đạo vĩnh viễn không đổi. Thập Thiện Nghiệp là cương lĩnh, mở rộng ra là Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, đây chính là những hạng mục chi tiết. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm của chúng ta nhất định không được trái nghịch với thập thiện. Điều này chính là sống trong xã hội biến hóa thay đổi nhưng bản thân giữ được sự bất biến. Sự bất biến này có thể điều trị các chứng bệnh khác nhau của thân và tâm.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1