Không ngừng tự độ - độ người, toàn tâm toàn lực giúp đỡ người khác học Phật. Sau khi “tự giác” (chính mình giác ngộ) mới có thể “giác tha” (giúp đỡ người khác học Phật). Thực tế mà nói, giác tha cũng là việc tương đối không dễ dàng gì. Vì sao chúng ta phải giác tha vậy? Tự giác phá “phiền não chướng” (tham-sân-si-mạn), giác tha phá “sở tri chướng” (thành kiến của chính mình tự cho là đúng). Đây chính là nói, nếu bạn không phát tâm giúp đỡ người khác thì bạn không thể phá được sở tri chướng. Có rất nhiều thứ chính mình không biết, nhưng trong khi dạy học, khi cùng các bạn học hỏi đáp, trí huệ sẽ dấy lên, liền hiểu rõ.Chúng ta biết được bao nhiêu thì giúp người khác bấy nhiêu, quyết định không bỏn pháp, công đức lợi ích này liền được thù thắng. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”
Nội dung trích từ bài viết
Ý nghĩa chữ “Phật 佛”

Không ngừng tự độ - độ người, toàn tâm toàn lực giúp đỡ người khác học Phật

Sau khi “tự giác” (chính mình giác ngộ) mới có thể “giác tha” (giúp đỡ người khác học Phật). Thực tế mà nói, giác tha cũng là việc tương đối không dễ dàng gì. Vì sao chúng ta phải giác tha vậy? 

Tự giác phá “phiền não chướng” (tham-sân-si-mạn), giác tha phá “sở tri chướng” (thành kiến của chính mình tự cho là đúng). Đây chính là nói, nếu bạn không phát tâm giúp đỡ người khác thì bạn không thể phá được sở tri chướng. Có rất nhiều thứ chính mình không biết, nhưng trong khi dạy học, khi cùng các bạn học hỏi đáp, trí huệ sẽ dấy lên, liền hiểu rõ.

Chúng ta biết được bao nhiêu thì giúp người khác bấy nhiêu, quyết định không bỏn pháp, công đức lợi ích này liền được thù thắng.

🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat

Ý đẹp mỗi ngày
Có ta là phàm phu, vô ngã là thánh nhân. Chúng ta mỗi ngày vẫn chấp trước thành kiến của mình; tôi mới là đúng, anh là không đúng, đây là tri kiến phàm phu. Người thật sự có thành tựu; anh nói vậy là đúng, họ nói thế kia không đúng cũng đúng, không có gì là không đúng. Tại sao vậy? Không có phân biệt, không có chấp trước, vậy mới thật sự nhập cảnh giới. Chúng ta ngày nay có làm được không?Lúc tôi mới bắt đầu học Phật, nghe pháp sư Bạch Thánh giảng kinh, thầy có kể một câu chuyện, một công án trong cửa Phật. Thầy kể có hai người xuất gia tranh chấp, đến chỗ lão Hòa thượng để thưa kiện, nhờ lão Hòa thượng phân xử. 
Lễ kính chư Phật
tu hạnh Phổ HiềnLễ là sự biểu hiện bên ngoài, kính là giữ ở trong lòng. Tâm có chân thành, có ý kính. Chư Phật là đối tượng chúng ta lễ kính. Chư Phật là ai? Trên kinh Phật nói “quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật”, đó đều là chư Phật.Quá khứ Phật, trên kinh điển, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói cho chúng ta nghe. Hiện tại Phật, mọi người đều rất quen thuộc, đó là A Di Đà Phật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, Dược Sư Như Lai ở thế giới Lưu Ly Phương Đông. Vị lai Phật là ai? Tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai. Chúng ta cung kính đối với Phật A Di Đà như thế nào thì đối với tất cả chúng sanh cũng đồng một tâm cung kính như vậy.
Khu vực giáo hóa của một vị PhậtA Di Đà Phật không xuất hiện ở thế gian chúng ta mà ở một thế giới khác. Có người nói, thế giới này cách thế giới của chúng ta mười vạn ức (10.000 tỷ) cõi Phật, ở bên đó có một thế giới rất lớn gọi là thế giới Cực Lạc. Một cõi Phật là khu vực giáo hóa của một vị Phật, thông thường là một tam thiên đại thiên thế giới, tức là một tỷ hệ ngân hà. Cũng có rất nhiều vị Phật khu vực giáo hóa là hai đại thiên thế giới, có vị năm-sáu đại thiên thế giới, có vị mười mấy đại thiên thế giới, do nguyện lực của mỗi đức Phật khác nhau.
Thực hành xây dựng vận mệnh tốt đẹpCách sống sâu sắc, khiêm cung để đạo đức dần dần nâng cao, phúc báo cũng tự nhiên tăng trưởng:Dù là vinh hoa phú quý, cũng phải giữ tâm như lúc thất chí nghèo hèn. Dù gặp may mắn tốt đẹp, cũng phải giữ lòng như lúc trắc trở khó khăn. Dù trước mắt có dư ăn dư mặc, cũng phải cần kiệm như lúc thiếu thốn. Dù được người ta yêu thích kính trọng, cũng phải luôn khiêm tốn cẩn trọng.Dù gia thế có danh vọng đến đâu, cũng phải thấy mình thấp kém.Dù học vấn có cao thâm bao nhiêu, cũng phải thấy mình còn thô thiển.Xa thì truyền nối và mở rộng công đức của tổ tiên.Gần thì biết hiếu kính cha mẹ. Trên thì báo đáp ân huệ của trời đất.Dưới thì tạo dựng hạnh phúc cho gia đình. Ngoài thì cứu tế cấp nạn cho người nghèo khổ bệnh tật hoạn nạn.Trong thì luôn đề phòng niệm tưởng tà ác.Chúng ta phải tận tâm tận lực thực hành, quyết không để ngày tháng quý báu trôi qua vô ích.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-5
Số mệnh chuyển đổi bởi Thiện - ÁcTuy nói rằng có số, song chỉ người bình thường mới bị số mệnh trói buộc. Nếu là một người cực thiện, cho dù số mệnh vốn có chủ định phải chịu khổ sở, nhưng nhờ làm được điều thiện cực lớn, sức mạnh của việc thiện lớn này có thể chuyển khổ thành vui, nghèo hèn đoản mệnh thành phú quý trường thọ.Còn người cực ác, cho dù số mệnh chủ định được hưởng phúc, song vì họ gây tạo việc ác lớn, chính sức mạnh của việc ác này khiến phúc trở thành họa, giàu sang trường thọ trở nên nghèo hèn chết yểu.Mệnh do tự mình tạo, phúc do chính mình tìm. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phúc. Ta tu thiện tự nhiên được phúc báo. Sách vở mà cổ nhân để lại xưa nay đã chứng minh tính chính xác của đạo lý này. Trong kinh Phật nói: “Muốn cầu phú quý được phú quý, muốn cầu con trai con gái được con trai con gái, muốn cầu trường thọ được trường thọ. Chỉ cần tu tạo việc lành thì số mệnh không sao trói buộc được chúng ta.”🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-2
Vì sao nên đọc 300 biến Liễu Phàm Tứ Huấn? Ở mọi nơi tôi khuyên người học Phật, tôi đều khuyên phải từ Liễu Phàm Tứ Huấn mà học, tôi không dạy họ phải bắt đầu từ bộ kinh luận nào. Trước tiên bạn đem Liễu Phàm Tứ Huấn đọc qua ba trăm biến, phải hạn định thời gian đọc cho xong, không thể nói một tháng, nửa tháng đọc qua một lần, vậy thì không ích gì, chí ít mỗi ngày đọc một lần, đọc một năm thì bạn liền có tâm đắc. Đọc ba trăm biến Liễu Phàm Tứ Huấn dạy bạn điều gì? Dạy bạn tin sâu nhân quả. Thật sự đọc thông suốt rồi thì bạn sẽ hiểu được “miếng ăn, ngụm nước đều đã được định sẵn”, tuyệt đối không còn ý nghĩ không đáng có nữa, trong mạng đã định rồi, có nghĩ thì cũng uổng công. Cho nên chỉ có đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức thì mới có thể cải tạo vận mạng, chân thật làm đến được “không tranh với người, không cầu ở đời”.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguyen-ly-cai-doi-van-menh-phan-1
Tất cả chư Phật đều là niệm "A Di Đà Phật" mà thành PhậtThích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta, Ngài là niệm Phật thành Phật. Nếu không có Đại sư Ngẫu Ích chỉ ra, chúng ta đọc kinh Di Đà cả đời cũng không thể phát hiện được Thích Ca Mâu Ni Phật là niệm "A Di Đà Phật" thành Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật như vậy, tất cả chư Phật cũng đều là như vậy. Chúng ta xem điều này thấy rất khó tin, nhưng nếu từ trên lý mà nói thì có thể thông. "A Di Đà Phật" là ý nghĩa gì? Bốn chữ này là tiếng Phạn, dịch thành ý Trung văn là "Vô Lượng Giác". Các vị nghĩ xem, có vị Phật nào mà không phải là vô lượng giác? Do đây có thể biết, vô lượng giác là tên chung của tất cả chư Phật Như Lai. Thế giới Tây Phương, Bồ Tát Pháp Tạng thành Phật, Ngài đã dùng danh hiệu này, cho nên trong danh hiệu này có lý, có sự. Lý như vậy, sự cũng không ngoại lệ. Đây là pháp môn không thể nghĩ bàn.______________________________Ngày 17/11 Âm Lịch hàng năm là ngày kỷ niệm đản sinh Đức Phật A Di Đà, chúng ta hãy cùng nhau niệm Phật, tụng kinh, lễ Phật, ăn chay, phóng sinh, làm các việc lành để tỏ lòng biết ơn với ân đức của Phật A Di Đà đã kiến tạo nên Thế giới Cực Lạc, phổ độ vô lượng vô biên chúng sinh vĩnh viễn thoát khỏi sinh tử luân hồi.Nguyện hồi hướng công đức này để cầu chúc cho thế giới hài hòa, đất nước an bình, gia đình hạnh phúc, mọi người đều thân tâm tự tại an lạc. A Di Đà Phật 🙏
Nhận thức nguồn gốc của bệnh tật. Căn nguyên của hết thảy bệnh tật đều bắt nguồn từ tâm. Chỉ cần điều trị tâm cho tốt thì cơ thể tự nhiên sẽ khỏe mạnh không sinh bệnh. Ba nhà Nho, Thích, Đạo đều xem trọng việc tu tâm. Tông chỉ tu học của ba nhà chính là “chớ làm các việc ác, siêng làm các việc lành”.“Chớ làm các việc ác” chính là nói về căn nguyên của bệnh tật. Căn nguyên của bệnh tật là gì? Là ác. Nếu chúng ta không làm ác thì tự nhiên sẽ không sinh bệnh. “Siêng làm các việc lành” đó là phương thuốc để chữa bệnh. Thế nên trị tâm chính là phòng bệnh. Thầy thuốc nếu như đợi đến khi bạn mắc bệnh rồi mới điều trị thì đó thuộc về loại thầy thuốc thông thường. Thầy thuốc giỏi chính là khi bạn chưa mắc bệnh thì đã giúp bạn phòng ngừa bệnh.