Đến đâu để tìm được lão sư tốt? Ngay trong một đời này, chúng ta có thể phá mê khai ngộ hay không, thực tế mà nói là quan hệ của lão sư quá lớn. Thế nhưng ở xã hội hiện tại không tìm được lão sư tốt. Đến đâu để tìm? Tại vì sao không tìm được? Vì không có sư đạo. Mọi người không biết hiếu dưỡng cha mẹ, không biết tôn sư trọng đạo, cho nên không có lão sư. Nếu như bạn chân thật hiểu được, chân thật có thể làm đến được hiếu thân tôn sư, Phật Bồ Tát liền sẽ hóa thân đến làm lão sư cho bạn. Do đó, then chốt vẫn là ở chính bạn có chịu học hay không, có phải thật tâm muốn học hay không. Bạn thật tâm muốn học thì Phật Bồ Tát liền thị hiện đến để làm thiện tri thức. Bạn không có thành ý, không có mong cầu này thì Phật Bồ Tát sẽ không đến. 
Duyên ngay một đời thành tựu
Nội dung trích từ bài viết
Duyên ngay một đời thành tựu

Đến đâu để tìm được lão sư tốt?

Ngay trong một đời này, chúng ta có thể phá mê khai ngộ hay không, thực tế mà nói là quan hệ của lão sư quá lớn. 

Thế nhưng ở xã hội hiện tại không tìm được lão sư tốt. Đến đâu để tìm? Tại vì sao không tìm được? Vì không có sư đạo. Mọi người không biết hiếu dưỡng cha mẹ, không biết tôn sư trọng đạo, cho nên không có lão sư. 

Nếu như bạn chân thật hiểu được, chân thật có thể làm đến được hiếu thân tôn sư, Phật Bồ Tát liền sẽ hóa thân đến làm lão sư cho bạn. 

Do đó, then chốt vẫn là ở chính bạn có chịu học hay không, có phải thật tâm muốn học hay không. Bạn thật tâm muốn học thì Phật Bồ Tát liền thị hiện đến để làm thiện tri thức. Bạn không có thành ý, không có mong cầu này thì Phật Bồ Tát sẽ không đến. 

🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:
https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/duyen-ngay-mot-doi-thanh-tuu

Ý đẹp mỗi ngày
Phương pháp đoạn hết thảy khổ ác. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo nói rằng Bồ-tát có một pháp có thể đoạn hết thảy khổ trong các đường ác. Đó là pháp nào vậy? Đó là ngày, đêm thường niệm, tư duy, quán sát thiện pháp, khiến thiện pháp niệm niệm tăng trưởng, không dung chứa một hào ly bất thiện xen tạp. Nếu có thể vĩnh viễn đoạn hết thảy ác, thì thiện pháp viên mãn vậy. 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đâyhttps://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1
Tâm đắc cả đời học Phật của Hòa Thượng Tịnh KhôngTổng kết sự giáo huấn của Phật Đà, tôi đã viết 20 chữ, mọi người đều rất quen thuộc. Mười chữ đầu tiên, Phật tâm là chân tâm:Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi. Đối người, đối việc thì:Nhìn Thấu, Buông Xả, Tự Tại, Tùy Duyên, Niệm Phật. Mười chữ của năm câu trước là thuần tịnh, mười chữ của năm câu sau là thuần thiện. Tâm thuần tịnh, hạnh thuần thiện, người này đã thành Phật rồi, cho nên quy nạp lại thành bốn chữ “thuần tịnh thuần thiện”.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/tam-dac-ca-doi-hoc-phat-cua-hoa-thuong-tinh-khong
Trong Phật có đại an vui, vì an vui mà đến học Phật Người xưa nói, đọc sách an vui, đọc kinh Phật càng an vui, thế gian bất cứ an vui nào cũng không sánh được an vui khi đọc kinh Phật. Vui là thuật dưỡng sinh tối thượng thừa. Nếu bạn khế nhập Phật pháp, thâm giải nghĩa thú thì tinh thần của bạn an vui, vĩnh viễn không bị đoạn mất. Sau đó bạn mới biết tại vì sao chúng ta phải học Phật.Trong Phật có đại an vui, vì an vui mà đến học Phật. Tôi là vì duyên cớ này mới vào cửa Phật.Năm xưa tiên sinh Phương Đông Mỹ đã đem Phật pháp giới thiệu cho tôi, nói với tôi học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của nhân sinh. Tôi bị câu nói này của ông kéo vào. Tại vì sao tôi phải học Phật? Tôi muốn cầu sự hưởng thụ cao nhất của nhân sinh.🙏 A Di Đà Phật, hãy cùng nhau học tập tại website https://www.niemphatanvui.vn/
Học Phật là học làm một người giác ngộ viên mãn. “Học Phật” và “Phật học” là hai vấn đề trái ngược nhau, không tương đồng. Nghiên cứu kinh điển Phật pháp như một loại học vấn, vẫn thích danh văn lợi dưỡng, vẫn đắm chìm trong tham-sân-si-mạn, đây là “Phật học”, là pháp thế gian, không phải pháp xuất thế gian.Pháp xuất thế gian nhất định phải y giáo phụng hành theo phương pháp và lý luận trong kinh điển. Lý luận của Phật biến thành tư tưởng của mình, giáo huấn của Phật biến thành hành vi cuộc sống của mình. Đây gọi là “học Phật” chân chính, rất có lợi ích! 🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/y-nghia-chu-phat
Ý nghĩa biểu pháp của Tây Phương Thiên VươngTây Phương Thiên Vương tay trái cầm rồng hoặc rắn, tay phải cầm hạt châu. Rồng, rắn tiêu biểu cho sự biến hóa của lòng người trong xã hội; còn hạt châu chính là Phật pháp, vĩnh viễn bất biến. Chúng ta sống trong xã hội động loạn biến đổi này phải giữ gìn được sự thanh tịnh, bình đẳng, giác; giữ vững được Thập Thiện Nghiệp Đạo vĩnh viễn không đổi. Thập Thiện Nghiệp là cương lĩnh, mở rộng ra là Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, đây chính là những hạng mục chi tiết. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm của chúng ta nhất định không được trái nghịch với thập thiện. Điều này chính là sống trong xã hội biến hóa thay đổi nhưng bản thân giữ được sự bất biến. Sự bất biến này có thể điều trị các chứng bệnh khác nhau của thân và tâm.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1
“Tiểu thừa - Đại thừa” nghĩa là gì? Chữ “thừa” (乘) âm cổ là “thặng” nghĩa là cỗ xe. Phật dùng cỗ xe để làm thí dụ giáo học, là phương tiện vận chuyển giúp chúng sinh từ nơi sinh tử phiền não đạt tới một mục tiêu nào đó.Tiểu thừa (小乘) giống như cỗ xe nhỏ, chỉ ngồi được một người, đi được hành trình gần nhất là thoát khỏi sáu cõi luân hồi.Đại thừa (大乘) giống như cỗ xe lớn, chở được nhiều người cùng đi, hành trình xa là siêu vượt mười pháp giới, đến bờ bên kia Bồ Đề Niết Bàn.Bồ Đề Niết Bàn (菩提涅槃) Bồ Đề là giác ngộ, phá mê khai ngộ, vãng sanh Tịnh Độ. Niết Bàn là “thanh tịnh tịch diệt”, nghĩa là thật sự buông bỏ hết khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước. Phá mê khai ngộ, diệt sạch hết vọng tưởng phân biệt chấp trước thì sẽ thành Phật.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/tieu-thua-dai-thua-nhat-thua
Hiếu đạo là trọng tâm của văn hóa truyền thống. Cương lĩnh của văn hóa truyền thống, nếu như dùng một chữ để nói, thì chính là chữ “Hiếu”. Từ chữ “Hiếu” mà diễn dịch ra thành Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức, đây là tổng cương lĩnh. Trải qua bao nhiêu triều đại, thiên kinh vạn luận đều không thể vượt hơn cương lĩnh này. Bốn cương lĩnh này đã hàm nhiếp nền văn hóa truyền thống của nghìn năm nay, không có câu nói nào trong các điển tịch được lưu truyền lại là lời thừa cả. Chúng ta phải tỉ mỉ mà tư duy, học tập thì sẽ có lợi ích lớn. Ngược lại, nếu trái ngược với luân thường đạo đức thì như ngạn ngữ xưa thường nói “không nghe lời người xưa, thiệt thòi ngay trước mắt”. Ngay cả nhà khoa học cũng nói “trái nghịch với thường (thường là Ngũ Thường), thì xã hội động loạn”. Nếu như tất cả biết quay đầu, mỗi cá nhân đều luôn làm theo pháp thì xã hội có thể khôi phục trở lại bình thường.🙏🏻 Mời xem tiếp tại đây:https://www.niemphatanvui.vn/bai-viet/muoi-phap-chi-quan-tri-benh-phan-1
Tất cả chúng ta đều là người một nhà Trong vũ trụ chỉ có một chân thần, một đấng sáng tạo mà thôi, nhưng vì ngày trước giao thông không thuận tiện, thông tin không phát triển, nên đối với những quần tộc khác nhau, vị chân thần này biến hóa phân thân, ở Kitô giáo thì biến thành Chúa Jesus, ở Phật giáo thì biến thành Phật Thích Ca Mâu Ni, ở Hồi giáo thì biến thành Muhammad, tất cả chỉ là một vị. Nếu bạn phê bình vị nào đó thì bạn đã phê bình vị chân thần rồi. Việc này công bằng, cho nên chúng ta phải cùng nhau xây dựng một tín ngưỡng chung, đều là người một nhà.Tôi đã đi qua rất nhiều quốc gia khu vực, đã tiếp xúc với các nhân sĩ tôn giáo khác nhau, chưa có ai phản đối cả. Việc này là nằm ngoài dự tính, tôi nghĩ có lẽ sẽ có người phản đối, nhưng chưa gặp phải sự phản đối nào, họ đều có thể thừa nhận. Cả vũ trụ là cùng một thể, giữa con người với nhau, giữa con người với chúng sinh, trong Đại Thừa giáo nói là đều chung một pháp thân, “nhất tâm nhất trí huệ” mà trong kinh thường hay nói. Bạn hiểu được chân tướng sự thật thì “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” tự nhiên sẽ liền lưu lộ, tự nhiên bạn sẽ quan tâm đến tất cả chúng sinh. Hết thảy chúng sinh có khổ nạn, bạn nhất định sẽ toàn tâm toàn ý đi giúp đỡ họ.