Ở thế gian này, người sang phải giúp đỡ người hèn (người địa vị thấp), người giàu phải giúp đỡ nghèo, nước lớn phải giúp đỡ nước nhỏ, nước mạnh phải giúp đỡ nước yếu thì thế giới mới có hòa bình. Tôi lớn, anh nhỏ, anh phải tôn trọng tôi, tôi xem thường anh thì làm gì có hòa bình, làm gì có thể có an định? Cho nên, hai chữ “hòa bình” này, “hòa” là quả, “bình” là nhân, không có bình đẳng thì làm gì có hòa thuận? Phật nói pháp thường hay đem “quả” đặt ở phía trước, “nhân” đặt ở phía sau, vì sao vậy? Người thế gian xem trọng quả. “Quả ắt có nhân”, phải hiểu được đạo lý này.
Không chỉ người với người phải bình đẳng, mà người với tất cả động vật phải bình đẳng, người với cây cối hoa cỏ cũng phải bình đẳng, giữa thiên địa mới có một mảng tường hòa.
Cái này không có giáo dục thánh hiền thì ai có thể hiểu được? Cho dù có thiện căn, cho dù có thiên chức tốt cũng không có cách nào. Cho nên, giáo dục quan trọng đến như vậy!
Trong “Lễ Ký, Học Ký” dạy bảo chúng ta: “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”. Lời nói này là đối với người lãnh đạo quốc gia mà nói. Bạn xây dựng một quốc gia, nắm trong tay chính quyền, việc gì là quan trọng nhất? Giáo học. Chỉ cần đem giáo dục làm cho tốt, chắc chắn là xã hội an định, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc. Việc này phải dựa vào giáo dục. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này.